Ngày mùng 3 Tết được xem la ngày Tết của ai

Thứ bảy, 13/02/2021 - 07:32 AM

Ngày mùng 3 Tết được xem la ngày Tết của ai
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, câu "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" ra đời từ khi có nền giáo dục, có chữ viết.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, chỉ có thể nói thành ngữ này được xếp vào Văn hóa dân gian.

Đây là nơi chốn ra đời các tác phẩm đặc thù như truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ… vốn là những tác phẩm văn học dân gian phi văn bản, phi tác giả và được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.

Có thể nói quan niệm này đi liền với tư tưởng Nho giáo và truyền thống của người Việt.

Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân - sư - phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính, đối với cha mẹ là hiếu.

Câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" không chỉ là lịch trình để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày Tết mà nó còn là cách người Việt ta thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo".

Ý nghĩa từng phần trong câu

1. Mùng 1 tết cha nghĩa là gì?

Ngày mùng 1 là quan trọng nhất, nhưng trước ngày Mùng 1, đêm Giao thừa lại là quan trọng hơn cả. Nên thời khắc thiêng liêng đó được dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Và lúc đó, lễ cúng gia tiên để khởi đầu cho ngày Mùng 1 Tết.

Theo quan niệm của người Việt từ xưa, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, cụm "mùng một Tết cha" có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.

Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.

2. Mùng 2 tết mẹ nghĩa là gì?

Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ "xuất hành" sang chúc Tết bên nhà ngoại - tức là bên "mẹ". Đây là lí do người xưa gọi mùng 2 là "Tết mẹ".

Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.

Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.

3. Mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?

Cuối cùng là mùng 3 "Tết thầy". Đây là ngày dành cho thầy cô, những người đã nuôi lớn chúng ta qua từng con chữ và những bài học.

Ngày "Tết thầy" này được xem như là "ngày Nhà giáo Việt Nam" thời xưa - khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người "đưa đò".

Ngoài ra, đây cũng là dịp những người trẻ Việt họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau một năm dài ít có cơ hội gặp gỡ.

“Tết thầy là tết thầy cô giáo của mình! Dù ra trường cũng đã lâu nhưng mấy năm nay, cứ tới ngày mùng 3 tết chúng tôi thường tập trung nhau đi chúc tết thầy cô giáo cũ, rồi sau đó hẹn nhau đi uống cà phê gặp mặt đầu năm”, Nguyễn Thị Thu, 29 tuổi, trú tổ 11 khu 3 P.Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh nói.

Nhưng tại sao, cha, mẹ trong cùng một nhà mà ngày mùng 1 lại được gọi riêng là tết cha, còn mùng 2 là tết mẹ? Và ngày 20.11 hàng năm đã gọi là ngày Nhà giáo Việt Nam, vậy ngày mùng 3 tết thầy có trùng lặp gì không? Điều này thì Thu không lý giải được. Cô chia sẻ, những điều mình làm thường theo thói quen lặp lại nhiều năm và cũng chưa tìm hiểu sâu sắc.

Anh Nguyễn Hải Hưng, 35 tuổi, Phó giám đốc dịch vụ, Công ty TNHH Toyota Quảng Ninh - Cẩm Phả lại có cách hiểu khác về câu ca “mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Anh Hưng chia sẻ, tết cha tết mẹ là tết người thân trong gia đình, còn tết thầy là người mình mang ơn. Năm nào cũng như vậy, trước tết anh đã chuẩn bị một giỏ quà để mùng 3 tết đến thăm nữ hộ sinh tên Loan, bà đỡ đẻ đã sinh ra anh lần thứ 2.

“Cha mẹ tôi kể là khi tôi sinh ra thì người tím tái, không khóc được, mọi người xác định là chết ngạt rồi. Nhưng bà Loan đã bằng mọi giá cứu tôi, vỗ cho tôi khóc được, và da hồng hào dần dần. Tôi hồi sinh, cha mẹ tôi cũng như được sống cuộc đời thứ 2”, anh Hưng kể.

Ngày mùng 3 Tết được xem la ngày Tết của ai

Trẻ em thích thú nhìn nghệ nhân biểu diễn nặn tò he trong một ngày hội tết Việt 2020

Ảnh Khánh Hòa

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, giảng viên, Trưởng bộ môn Văn hoá ứng dụng, Khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH Sài Gòn, TP.HCM chia sẻ, có nhiều cách hiểu về câu ca mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy. Có người nghĩ, tết cha, tết mẹ là tặng quà cho cha, mẹ mình. Còn tết thầy là đi thăm thầy giáo. Nhưng hàm ý câu ca kia sâu xa hơn. Người Việt vốn rất trọng những ngày lễ tết và lễ nghĩa, phong tục trong những ngày cổ truyền này. Từ xưa đến nay, quan điểm của người Việt cũng trọng bên nội trước, tức là tết đến nên ghé nhà nội trước, nhà ngoại sau. “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ” nghĩa là mùng 1 tết thăm dòng họ bên nội, sau đó thăm dòng họ bên ngoại, theo thứ tự người nào cũng vai vế lớn hơn trong dòng họ thì phải ưu tiên thăm hỏi trước.

“Mùng 3 tết thầy”, theo tiến sĩ Tiến, thì chữ “thầy” ở đây không chỉ nói về những người dạy học, dạy cho ta cái chữ, mà rộng hơn, còn là ân nhân của ta. Đó có thể là thầy thuốc chữa cho ta khỏi bệnh, người cứu giúp bà con khỏi nọc độc rắn, người coi tuổi đám cưới giúp 2 vợ chồng để bây giờ hai người sống với nhau hòa thuận… Nói chung, “tết thầy”, nhủ là mọi người thăm những người có ơn nghĩa với mình, thân thiết với mình, mọi người cùng hỗ trợ với nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống, công việc. Làm việc cả năm, những ngày tết là lúc mọi người bớt chút thời gian thăm hỏi nhau, để trân quý những mối quan hệ tốt đẹp.

Ngày tết, dạy gì cho trẻ về giá trị truyền thống?

Dịp tết là thời gian lý tưởng để dạy trẻ về những giá trị truyền thống, phong tục tập quán ý nghĩa của người Việt. Như tinh thần đoàn viên, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, truyền thống tảo mộ thăm ông bà trước tết, cách nấy những món ăn truyền thống của Việt Nam hay tinh thần trong câu ca “mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”.

Theo các giáo viên, cách hay nhất giúp học sinh hiểu, yêu mến và tự hào về truyền thống văn hoá Việt Nam là tạo cơ hội cho các em học và cảm nhận thông qua trải nghiệm thực tế. Cùng với các chương trình học tập tại trường, việc tham gia vào các hoạt động truyền thống đón tết tại nhà sẽ giúp các em dần hình thành bản sắc và niềm tự hào dân tộc. Đây cũng là cách giữ cho ngày tết truyền thống không dần bị mai một với các thế hệ trẻ mai sau.

Ngày mùng 3 Tết được xem la ngày Tết của ai

Trẻ đọc sách về tết Việt Nam

Ảnh Bảo Vy

Chị Nguyễn Ngọc Yến, phụ huynh học sinh lớp 3 tuổi trường Mầm non Sao Mai, P.5, Q.8, TP.HCM chia sẻ, trong những ngày tết con gái chị được cùng mẹ dọn nhà, mua các món ăn như bánh, kẹo, mứt, bánh tét. Những ngày tết, con được mẹ đọc cho các câu truyện như sự tích hoa mai hoa đào, sự tích bánh chưng bánh dày để con hiểu hơn về ngày tết Việt. Khi đi thăm ông bà, người thân, tùy vào độ tuổi của con có thể lồng ghép các bài học về các phong tục, tập quán như cách nhận lì xì vào ngày tết, các câu chúc tết ý nghĩa, “mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”.

Cô Mai Thị Uyên Phương, giáo viên phụ trách bộ môn Tiếng Việt tại Trường quốc tế Sài Gòn Pearl, TP.HCM chia sẻ, tết là dịp thế hệ trẻ được trải nghiệm các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, được học về cội nguồn, tổ tiên và lòng yêu thương con người. Từ trước tết, khuôn viên trường được trang trí rực rỡ theo chủ đề của từng năm, được tô điểm bởi các sản phẩm dân gian do chính học sinh tạo ra như mặt nạ, cánh diều. Đồng thời, trường còn dành riêng một số bài học để học sinh tìm hiểu về tết và có cơ hội bày tỏ sự quan tâm của mình đến các thành viên trong gia đình qua hoạt động viết thiệp chúc Tết.

“Những năm trước, trẻ em được học về văn hóa Tết của người Sài Gòn xưa, năm nay các con được tìm hiểu về cội nguồn của tết thông qua các câu chuyện như: Sự tích cây nêu ngày tết, sự tích bánh chưng bánh dày. Từ đó giúp các con yêu thích và giữ được truyền thống văn hoá dân tộc”, cô Phương bày tỏ.

Tin liên quan

Câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" không chỉ là lời nhắc nhở về thứ tự chúc Tết, thăm hỏi trong 3 ngày Tết mà nó còn là cách người Việt ta thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo".

Theo quan niệm xưa, ngày mùng 1 là quan trọng nhất. Nó cũng ngày đầu tiên trong năm mới có tính chất tượng trưng cho sự khởi đầu. Vì vậy, mùng 1 Tết cha chính là có ý nhắc nhở hướng về nguồn cội, cúng bái tổ tiên trước sau đó là thăm hỏi gia đình bên nội, cha mẹ.

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.

Sau khi thăm hỏi chúc Tết gia đình, họ hàng bên nội thì đến bên ngoại. Đó là ý nghĩa của câu nói “Mùng 2 tết mẹ” trong quan niệm xưa.

Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ cùng quây quần để ăn bữa cơm năm mới, sau đó cùng nhau đi chúc tết họ hàng, xóm giềng.

Cuối cùng là “mùng 3 Tết thầy". Sau khi đã hoàn thành đạo hiếu với bố mẹ hai bên nội ngoại thì ngày mùng 3 là ngày để chúc Tết thầy cô- những người có công dạy bảo chúng ta nên người. Ngày "Tết thầy" này được xem như là "ngày Nhà giáo Việt Nam" thời xưa - khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người "đưa đò".

Về tục chúc Tết, nhà nghiên cứu phong tục Toan Ánh trong cuốn Các thú tiêu khiển Việt Nam đã viết: Sáng ngày mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ.

Lúc này, ông bà, cha mẹ ăn mặc chỉnh tề ngồi ở giữa nhà, thường các nhà sang trọng có kê sập chân quỳ thì các cụ an tọa ở nơi sập. Con cháu ăn mặc quần áo đẹp, chúc Tết ông bà rồi chúc Tết cha mẹ mạnh khỏe, bình an, nếu buôn bán thì đắc tài sai lộc.

Ông bà cha mẹ sung sướng hân hoan đón nhận lời chúc Tết của con cháu, cầu chúc cho con cháu mạnh khỏe, học hành tấn tới được lên lớp hoặc thi đỗ.

Cha mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục, còn dạy dỗ cho nên người hữu dụng chính là thầy học của mình, do đó ngày mùng 3 thì học trò đồng môn rủ nhau đến viếng thầy (dạy chữ hoặc dạy nghề). Họ mang theo lễ vật để tỏ chút lòng. Thầy trò làm thơ, nói chuyện văn chương hoặc trao đổi chuyện làm ăn, nghề nghiệp rất vui vẻ, bổ ích.

Hiện nay, nhiều người linh động hơn trong việc đi chúc Tết và tuỳ vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình để việc chúc Tết thuận tiện và không quá nặng nề, áp lực. Ngoài các mối quan hệ họ hàng, nội tộc, thầy cô thì có những mối quan hệ xã giao, công việc, làm ăn bên ngoài.