Phân tích nội dung: "toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính" trong đường lối kháng chiến chống thực dân pháp của đảng. vận dụng và liên hệ với thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

1. Hoàn cảnh lịch sử

Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của  chiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào  miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ với quy mô lớn; đồng thời dùng không  quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng  ta quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.

>> Xem thêm:

Thuận lợi: Khi bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra về kinh tế, văn hóa. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền  Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển. Ở miền Nam, vượt qua những khó  khăn trong những năm 1961-1962, năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước  phát triển mới. Ba công cụ của chiến tranh đặc biệt (ngụy quân – ngụy quyền; ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược “chiến  tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã bị phá sản.

Khó khăn: Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt không có lợi  cho cách mạng Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân  đội viễn chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan  lực lượng trở nên bất lợi cho ta.

Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra  đường lối kháng chiến nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên cả nước, giải phóng miền  Nam, thống nhất Tổ quốc.

2. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

Quá trình hình thành và nội dung đường lối

Khi Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, các Hội nghị của Bộ chính trị đầu  năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta  đã giành được sau cuộc “đồng khởi” năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa  từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Bộ Chính trị chủ trương kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và  đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đồng thời phát triển đấu tranh vũ trang lên một bước mới  ngang tầm với đấu tranh chính trị. Thực hành kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh  chính trị song song, đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh  vận.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín (11/1963), ngoài việc xác định đúng đắn quan  điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức  mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ, còn quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách  mạng miền Nam. Hội nghị tiếp tục khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang đi  đôi, cả hai đều có vai trò quyết định cơ bản, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu  tranh vũ trang. Đối với miền Bắc, Hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm căn cứ địa, hậu  phương đối với cách mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt,  sẵn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch.

Trước hành động gây “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại  miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12  (12/1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu  nước.

– Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc  “chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm  lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó  chứa đựng đầy mâu thuẫn chiến lược. Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng  quyết định phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong toàn quốc, coi  chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.

– Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kì  tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng  dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước  nhà”.

– Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống  chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức  mình là chính, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định  trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

– Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam: giữ vững và phát triển thế tiến công,  kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm: kết hợp đấu  tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công”, đánh địch trên  cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết  định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.

– Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục  xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh,  tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo  vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ”  ra cả nước.

– Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: trong cuộc chiến tranh chống  Mỹ, cứu nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền  Bắc là nhiệm vụ của cả nước vì xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc  chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền  Bắc và ra sức tăng cường lực lượng về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền  Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên không tách rời nhau mà mật thiết gắn bó  với nhau. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc  Mỹ xâm lược”.

Ý nghĩa của đường lối

Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được đề ra tại các Hội nghị Trung  ương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng:

– Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc  lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng  đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

– Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,  tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn  cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối  cảnh quốc tế.

– Đó là đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình  là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức  đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

90 nămtửsinh cùng dân tộc

Chúng ta đang sống trong những ngày tháng ngập tràn hứng khởi từ thành tựu toàn diện của công cuộc đổi mới 34 năm qua mang lại. Nền kinh tế đất nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, cao hơn mục tiêu từ 6,6 đến 6,8% Quốc hội đề ra. Việt Nam-một quốc gia có thu nhập trung bình, lọt tốp những quốc gia hàng đầu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nền chính trị ổn định, lòng dân hội tụ, quốc phòng, an ninh vững mạnh, đất nước thanh bình, bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc tiếp tục được gìn giữ và phát huy, vị thế và uy tín trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định...

Những thành tựu đáng kể của chúng ta hội tụ đúng thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 90 năm thành lập. 90 năm sinh tử cùng dân tộc, Đảng ta đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử, truyền cảm hứng cho nhân dân ta, dân tộc ta “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Từ một dân tộc thuộc địa, nô lệ không có tên trên bản đồ thế giới, trở thành một quốc gia độc lập, được ví như lá cờ đầu trong phong trào chống lại chủ nghĩa thực dân cũ và mới; rồi lại là một quốc gia tiên phong trong các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (LHQ), nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với vị thế và trách nhiệm của mình trước cộng đồng quốc tế, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên LHQ, quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước,trong đó có tất cả các nước lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng chính thức bước sang trang mới huy hoàng, đó là thời đại Hồ Chí Minh-một cột mốc bằng vàng chói lọi trong dòng chảy bất tận của thời gian.

Chấm dứt khủng khoảng đường lối cách mạng

Nhớ lại những ngày này của 90 năm trước, nhân dân ta sống cùng cực, tủi nhục kiếp người nô lệ của một xứ thuộc địa nửa phong kiến. Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược ngày 1-9-1858, từng bước đặt ách thống trị và biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Số phận cả dân tộc bị dìm trong đêm trường đói khổ, lạc hậu cùng cực. Một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến mà phải sống kiếp ngựa trâu, khiến ai ai cũng đau đáu khát vọng giành lại quyền làm người. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa đã nổ ra trên khắp mọi miền đất nước. Phong trào Cần Vương bị dập tắt vì chế độ phong kiến vốn đã ở vào thời kỳ suy tàn không thể chống lại sức mạnh của đế quốc, thực dân. Phong trào nông dân Yên Thế của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm rồi cũng đi vào bước đường cùng, thất bại năm 1913. Các phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản mà tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nối tiếp nhau thất bại. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2-1930) do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo với khẩu hiệu “không thành công cũng thành nhân” của lãnh tụ Nguyễn Thái Học bị dìm trong bể máu, chứng tỏ phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc, biểu lộ tính hấp tấp, non yếu của phong trào tư sản. Nguyên nhân thất bại của tất cả phong trào yêu nước nói trên, suy cho cùng là do thiếu cơ sở tư tưởng, thiếu học thuyết cách mạng đúng đắn dẫn đường, thiếu cương lĩnh, đường lối chính trị và tổ chức lãnh đạo phù hợp nhằm giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội; không thể truyền cảm hứng đến đông đảo nhân dân để tập hợp, đoàn kết được lực lượng của toàn dân tộc tạo ra sức mạnh cần thiết để giành độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Phân tích nội dung: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính trong đường lối kháng chiến chống thực dân pháp của đảng. vận dụng và liên hệ với thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Phân tích nội dung: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính trong đường lối kháng chiến chống thực dân pháp của đảng. vận dụng và liên hệ với thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Phân tích nội dung: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính trong đường lối kháng chiến chống thực dân pháp của đảng. vận dụng và liên hệ với thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Phân tích nội dung: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính trong đường lối kháng chiến chống thực dân pháp của đảng. vận dụng và liên hệ với thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Phân tích nội dung: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính trong đường lối kháng chiến chống thực dân pháp của đảng. vận dụng và liên hệ với thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Ảnh minh họa. TTXVN.

Giữa màn đêm mịt mùng bao phủ xã hội Việt Nam lúc đó, một ngôi sao sáng xuất hiện. Đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Được xây dựng bằng thế giới quan khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn Ái Quốc, Chánh cương vắn tắt của Đảng đã phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam, trong đó có công nhân, nông dân với đế quốc ngày càng gay gắt cần phải giải quyết. Từ đó, đưa ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy, mục tiêu chiến lược được nêu ra trong Chánh cương vắn tắt của Đảng đã làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản, làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội gắn bó mật thiết với nhau thể hiện ở mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ 20. Chánh cương vắn tắt được xem như cương lĩnh đầu tiên của Đảng, cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của giai cấp khác hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta không ngừng được củng cố và tăng cường.

Đường lối đúng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, làm sống dậy khát vọng giải phóng dân tộc trong nhân dân Việt Nam. Chỉ 15 năm đi theo đường lối cách mạng của Đảng, dân tộc ta đã làm nên kỳ tích vĩ đại-Cách mạng Tháng Tám-1945, đập tan ách thống trị của thực dân-phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Với thắng lợi vĩ đại ấy: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền trong toàn quốc”.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám-1945, dân tộc ta lại đối mặt với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Trước những khó khăn chồng chất “nghìn cân treo sợi tóc”, Đảng ta một lần nữa tỏ rõ bản lĩnh của một Đảng Mác-xít chân chính, chủ động đối phó với từng loại đối tượng, từng kẻ thù trong nước, ngoài nước với phương châm: “Tổ quốc trên hết, Dân tộc trên hết”; không thỏa hiệp để làm mất độc lập, chủ quyền đất nước nhưng sẵn sàng hòa hoãn, nhân nhượng về sách lược để dành thời gian xây dựng thực lực mọi mặt, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Đảng đã sáng suốt định ra đường lối “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính”.

Chiến lược chiến tranh toàn dân là sự kế thừa và phát triển truyền thống “cả nước đánh giặc”, “trăm họ ai cũng là binh” của tổ tiên. Theo chiến lược này, Đảng động viên toàn dân, đưa lực lượng của hơn 20 triệu đồng bào vào cuộc đọ sức gay go, quyết liệt. Quân xâm lược Pháp phải đương đầu không chỉ với một quân đội mà với cả một dân tộc có tổ chức, có người lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm là Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người có sức hiệu triệu toàn dân tộc. Theo chiến lược này, Đảng đã tổ chức toàn dân, tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, đưa vào các đoàn thể kháng chiến, xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang vững mạnh bao gồm 3 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; xây dựng hệ thống lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo kháng chiến và kiến quốc toàn quốc thống nhất, tập trung, đồng thời phát huy được tính chủ động và sáng kiến của địa phương, biến cả nước thành dinh lũy kháng chiến và công trường kiến quốc. Chiến thắng lịch sử “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương. Đường lối “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính” đã khơi dậy sức sáng tạo và phát huy đầy đủ sức mạnh của toàn dân tộc, khai thác và động viên được sự ủng hộ của quốc tế cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Vừa ra khỏi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, dân tộc ta lại bước vào cuộc chiến đấu chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Trước một đội quân xâm lược nhà nghề chưa từng thất bại, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng với những quyết sách chiến lược vô cùng sáng tạo, một lần nữa truyền đến nhân dân và toàn dân tộc niềm tin chiến thắng của chính nghĩa trước thế lực bạo tàn. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã chiến đấu cực kỳ anh dũng và chiến thắng hết sức vẻ vang. Văn kiện Đại hội IV của Đảng năm 1976 khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, đội tiên phong dày dạn của giai cấp công nhân Việt Nam, người đại biểu trung thành và đầy đủ những lợi ích sống còn, những nguyện vọng sâu xa và chính đáng của nhân dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam, người kết hợp nhuần nhuyễn và thành công khoa học cách mạng của giai cấp công nhân là Chủ nghĩa Mác-Lênin với nghị lực chiến đấu phi thường và sức sáng tạo vô tận của nhân dân ta, với những tinh hoa trong truyền thống mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

Đó cũng là thắng lợi của việc thực hiện Nghị quyết Đại hội III của Đảng (1960) đề ra đường lối chung cho cách mạng cả nước; tăng cường đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường sức mạnh của phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Nguồn cảm hứng vô tận mà Đảng truyền đến nhân dân trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ là luôn trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, kiên định lập trường cách mạng và quyết tâm đánh Mỹ vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chính từ nguồn cảm hứng vô tận đó, Đảng đã đánh giá đúng kẻ thù, tìm được cách đánh thắng từng bước, tiến lên đánh thắng hoàn toàn kẻ thù xâm lược và tay sai. Đảng có sự đoàn kết, thống nhất cao: Thống nhất về nhận thức, về ý chí, hành động; đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết Bắc-Nam, đoàn kết quân dân; đoàn kết liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại.

Đảng ta không chỉ giỏi lãnh đạo kháng chiến

Từ năm 1979, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội (KT-XH). Nguyên nhân khách quan là do hậu quả nặng nề của 30 năm kháng chiến để đi đến thống nhất đất nước, tiếp đó là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc; là sự bao vây, cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực thù địch. Về chủ quan là Đảng đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý không phù hợp, chậm đổi mới, có nhiều khuyết điểm trong chủ trương, chính sách phát triển KT-XH và tổ chức thực hiện. Đứng trước sự sống còn của Tổ quốc và nhân dân, Đảng ta một lần nữa khẳng định trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Đảng đã từng bước đổi mới nhận thức về tư duy lý luận, chú trọng khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn từ cơ sở và địa phương thực hiện các chính sách đổi mới từng phần để đi đến quyết định đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội VI của Đảng (1986).

Đến nay, qua 34 năm đổi mới, chúng ta thấy rõ đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa cách mạng to lớn, là một quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011 tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ, tập hợp, truyền cảm hứng, động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; là nền tảng để Đảng ta tiếp tục phát triển hệ thống lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH, hoàn thiện đường lối xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Nhìn tổng thể sự nghiệp đổi mới, nhất là 10 năm gần đây, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới theo con đường XHCN là tăng trưởng, phát triển kinh tế. Đất nước ra khỏi khủng hoảng KT-XH (1996) sau gần 20 năm khủng hoảng. Tiếp đó đã vượt qua ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế khu vực (1997-2000) và khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và đứng vào hàng các nước có thu nhập trung bình từ năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.587USD, năm 2018.

Trong nhiệm kỳ khóa XII, mặc dù phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Đất nước tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật: Kinh tế tăng trưởng liên tục và cao hơn nhiệm kỳ trước, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; kinh tế vĩ mô ổn định và từng bước được tăng cường; sức cạnh tranh, tiềm lực và quy mô của nền kinh tế được nâng cao. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả rõ rệt, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, tin tưởng và ủng hộ. Sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị, xã hội được tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định; QPAN không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì, khôn khéo giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

90 năm ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã thấy rõ những vấn đề lớn, phức tạp, những hạn chế, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn. Đảng nhận thức rõ sứ mệnh của mình: Người mở đường và truyền cảm hứng cho khát vọng hùng cường của toàn dân tộc. Khát vọng ấy đã trở nên gần gũi hơn bao giờ hết trong tầm nhìn chiến lược của Đảng ta hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng (2030) và 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2045). Khát vọng ấy thắp lên ngọn lửa trong gần trăm triệu con tim, ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa cống hiến vì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

(còn nữa)

Nhóm Phóng viên Báo QĐND