Tại sao đám cưới phải rải tiền

Cuộc sống ngày càng phát triển, những đám cưới cũng chuyển mình theo những cách tổ chức tinh giản, hiện đại hơn. Thế nhưng có rất nhiều tục lệ truyền thống vẫn được gìn giữ, áp dụng như điều kiện cần và đủ để giúp cô dâu chú rể có cuộc hôn nhân trọn vẹn nhất.

Một trong số đó phải kể đến tục lệ ném muối và gạo khi đi qua cầu. Mặc dù được sử dụng nhiều nhưng không phải nàng dâu nào cũng hiểu được ý nghĩa phía sau hành động này.

Đi lấy chồng, cô dâu nào cũng phải ném một gói muối và gạo khi đi qua cầu. [Ảnh minh họa: Ad Central]

>>> Có thể bạn muốn đọc: Lạ kỳ những phong tục cưới “không thể tin nổi” vẫn còn tồn tại trên thế giới

Tục lệ ném muối và gạo khi qua 

Trong ngày tổ chức hôn lễ, mẹ của cô dâu thường chuẩn bị cho con gái những gói nhỏ màu đỏ gồm: tiền, gạo và muối. Một số địa phương, mọi người còn chuẩn bị thêm kim chỉ, cau trầu và dặn dò khi đi qua cầu hãy vứt xuống. 

Không những đi qua cầu, mà ngay cả đi qua các miếu, đình, đền chùa hay ngã 3, ngã 4, ngã 5, ngã 7 đường, cô dâu cũng phải ném gạo, muối và tiền xuống. Đây là một trong những việc không thể thiếu trong lễ thành hôn. 

Những bao nhỏ màu đỏ chứa tiền, gạo và muối trong ngày thành hôn. [Ảnh: My wedding favors]

Mặc dù không biết có từ khi nào, những bất cứ đám cưới nào mọi người cũng áp dụng tục lệ này và nó đã được các bà các mẹ truyền từ đời này sang đời khác. 

>>> Có thể bạn muốn đọc: "Rợn người" trước những phong tục cưới lạ nhất quả đất ở châu Phi

Ý nghĩa thực sự phía sau tục lệ ném muối, gạo

Các nàng dâu chỉ biết nghe theo mẹ và thực hiện nhưng ít ai tìm hiểu hoặc thực sự biết được ý nghĩa phía sau tục lệ này. Nhiều người cho rằng, tục lệ này là để những điều xui xẻo không đi theo quấy nhiễu cuộc sống vợ chồng, giúp tân lang tân nương sống suôn sẻ, thuận hòa, giàu sang, hạnh phúc và may mắn sau khi về chung một nhà.

Tục lệ có từ lâu đời này được các bà các mẹ truyền tay nhau qua nhiều thế hệ và áp dụng trong ngày rước dâu. [Ảnh minh họa: Thanh niên]

Nhớ lại người xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” bởi muối có ý nghĩa xua đuổi những điều không may mắn đeo bám. Nên tục lệ cưới hỏi này còn có mục đích hóa giải điều xui xẻo vô tình đi theo cô dâu chú rể. Tuy nhiên, thay vì ném, cô dâu có thể đặt gói tiền, gạo và muối ở vị trí sạch sẽ bằng thái độ chân thành. 

>>> Có thể bạn muốn đọc: Thú vị những tục lệ cưới trên thế giới

Những tục lệ cưới hỏi được sinh ra với mong muốn cô dâu chú rể có thể có cuộc sống hạnh phúc, thuận hòa, suôn sẻ sau khi về chung một nhà. Vì vậy dù cuộc sống có hiện đại, biến đổi như thế nào, những tục lệ này vẫn được mọi người truyền tay nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hãy tham gia group Oh!Man Mèn Ơi để hóng tin nhanh nhé!

>> Nhà chồng không ủng hộ tiệc cưới chay
>> Tôi muốn tổ chức đám cưới tiết kiệm

Hai tuần nữa là nhà mình tổ chức đám cưới. Do mình làm ở Hà Nội mà nhà thì ở Hải Phòng nên chắc phải sát ngày cưới mới về được. Mọi chuẩn bị ở nhà đều nhờ cậy vào bố mẹ cả.

Cuối tuần vừa rồi, chúng mình tổ chức ăn hỏi. Lúc nhà trai về, bố mẹ cũng ngồi nói chuyện về đám cưới để mình nắm được. Sau lễ ăn hỏi, hai cụ sẽ đi mời dần dần, đồng thời sắp xếp thuê người dựng rạp, người nấu cỗ... Bạn bè mình cũng sẽ tranh thủ mời luôn trong tuần để đỡ phải đi lại nhiều. Nhìn chung, đám cưới mình mà mình chẳng phải lo gì cả vì các cụ ở nhà cũng cẩn thận và chu đáo lắm.

Khi nói đến phần rước dâu thì mẹ có dặn mình là chuẩn bị một ít tiền lẻ, muối và kim chỉ nữa để mang theo lên xe về nhà chồng. Mẹ dặn, kim chỉ thì cài vào váy, còn muối và tiền lẻ rải dọc đường, mỗi khi đi qua cầu. Nhưng đoạn đường từ Hải Phòng lên nhà trai ở Hà Nội xa hơn 100 km, chẳng lẽ mình cứ phải căng mắt ra tìm xem có chiếc cầu nào không để rải à?

Quảng cáo

Không biết các bạn đã làm đám cưới có phải thực hiện thủ tục này không? Mình có hỏi mẹ là rải tiền để làm gì thì bà chỉ bảo, phong tục nó thế. Mình không hiểu lắm và nếu bỏ qua thủ tục này thì có ảnh hưởng gì không? Mình thấy đi đoạn đường xa như thế mà cứ liên tục phải rải tiền thì rắc rối lắm, mình còn say xe nữa chứ.

Mong các bạn cho mình một lời khuyên nhé!

* Độc giả muốn được tư vấn, chia sẻ về những vấn đề gặp phải khi chuẩn bị đám cưới và trong quá trình tổ chức, xin gửi email về địa chỉ .

Hải Yến
[Hải Phòng]

Chuyện cưới hỏi vốn là chuyện trọng đại của đời người, do đó trước khi cưới cô dâu và chú rể nên tìm hiểu trước những điều nên kiêng kỵ vào ngày cưới để tránh chuyện xui rủi, không may xảy ra trong cuộc sống hôn nhân. Mùa cưới rộn ràng trước ngõ, Vua Nệm sẽ tiết lộ đến bạn 12 điều kiêng kỵ trong đám cưới mà cô dâu và chú rể không nên mắc phải. Đừng bỏ lỡ tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết này nhé!

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới cô dâu & chú rể không nên mắc phải

1. Không được sơ sài khi chuẩn bị bàn thờ gia tiên

Bàn thờ tổ tiên cũng chính là thể hiện sự cho đáo của mỗi gia đình trong việc cưới hỏi của con cháu. Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên. Một mâm cúng tối thiểu sẽ bao gồm gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên bàn thờ.

Đến giờ đón dâu, cô dâu và chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên thắp hương trên bàn thờ, báo cáo với ông bà tổ tiên.

Trang trí bàn thơ gia tiên không được sơ sài

2. Kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu, giờ, ngày và tháng xấu

Khi tổ chức đám cưới, người Việt Nam rất kiêng kỵ chọn ngày và kén giờ. Do đó cần phải xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt và hợp với tuổi của cả hai vợ chồng, để sau này gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Đặc biệt, đám cưới rất kiêng kỵ tổ chức vào năm kim lâu, tức là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi 1, 3, 6, 8 để tránh được rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn hoặc khó nuôi sau này.

Kiêng kỵ tổ chức đám cưới vào năm tuổi của cô dâu

3. Kiêng kỵ người không nên tham dự đám cưới

Những người đang có tang, bà bầu không nên đến dự đám cưới để tránh đen đủi, vận hạn đến cho gia chủ và cô dâu, chú rể.

4. Kiêng kỵ đám cưới khi gia đình đang có tang

Khi gia đình đang có tang tức là có chuyện buồn, thông thường con cái để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Vậy nên trong thời gian này gia đình không nên tổ chức ăn uống vui chơi linh đình, đám cưới lại càng không nên.

Do đó, nếu trong nhà đã có người trưởng thành, đến tuổi lập gia đình nếu đợi 3 năm sẽ trễ muộn thì phải cưới chạy tang khi có cha mẹ đau ốm nặng. Lúc này, lễ cưới rất đơn giản, chỉ cần đầy đủ các nghi thức cần thiết dưới sự chứng kiến của người thân là được. Còn không, phải chờ hết thời gian tang mới có thể tổ chức đám cưới.

5. Kiêng kỵ mẹ cô dâu tham gia rước dâu

Trong đoàn rước dâu, người ta kiêng kỵ sự xuất hiện của mẹ cô dâu vì người ta quan niệm sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ nhà chồng theo mẹ đẻ, đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo nên thế lực mạnh lấn át mẹ chồng. Vậy nên thông thường đoàn rước dâu chỉ có bố đưa cô dâu sang nhà chồng.

Mẹ cô dâu sẽ không tham gia đoàn rước dâu

6. Kiêng kỵ sự đổ vỡ ở trong tiệc đám cưới

Trong đám cưới, đây là ngày vui của hai dòng họ và có rất đông quan khách nên chuyện đổ vỡ cũng khó tránh khỏi, tuy nhiên bạn cần chú ý vì người ta kiêng kỵ nhất là việc vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa…

Theo quan niệm dân gian, chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly… Nếu trong đám cưới xảy ra những sự cố này thì người ta rất lo lắng và cảm thấy bất an.

7. Kiêng kỵ những người vía nặng không được vào phòng tân hôn

Phòng tân hôn là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới. Chính vì vậy, người ta kiêng kỵ những người sau không vào phòng tân hôn của cô dâu, chú rể, đó là: Phụ nữ góa chồng, phụ nữ có thai, người hiếm muộn chuyện con cái, người có tang… để tránh điều xui rủi không may cho tân lang và tân nương.

8. Một số đồ vật không nên đặt trong phòng tân hôn

Một số đồ dùng như đồ vật đã hỏng, rượu vang, thực vật có gai [cây xương rồng], búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm với người cũ, hình ảnh người khác hay các loại vũ khí, vật sắc nhọn… Nó sẽ ảnh hưởng đến hòa khí hai vợ chồng, xét về phong thủy, nó tạo âm khí, không tốt cho việc khởi đầu một cuộc sống mới.

Một số đồ vật sẽ không được đặt trong phòng tân hôn

9. Cô dâu không được khóc hoặc quay lại nhìn nhà mẹ đẻ sau khi rước dâu

Khi hoàn thành nghi lễ tại nhà gái sẽ đến nghi thức đón dâu về nhà chồng, lúc này cô dâu phải hưởng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước và tuyệt đối không được quay đầu nhìn cha mẹ mình hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình mẹ đẻ. Bởi nhiều gia đình vẫn thường quan niệm rằng khi con dâu đã về nhà chồng mà vương vấn gia đình mẹ để thì sau này dễ bỏ chồng hoặc không chu toàn công việc nhà chồng.

Khi rước dâu, cô dâu không được quay đầu lại nhìn gia đình mẹ đẻ

10. Kiêng kỵ làm lễ cưới mà chưa tổ chức lễ ăn hỏi

Đây là một việc rất kiêng kỵ trong lễ cưới tại nhà gái, thông thường nhà trai sẽ ấn định ngày cưới dựa trên cơ hội thỏa thuận và đồng ý của nhà gái. Theo đó, ngày ăn hỏi hai bên gia đình ấn định một lần cuối về ngày cưới. Trước lễ ăn hỏi, nhà trai có thể mời cưới họ hàng, bạn bè xa gần nhưng nhà gái chỉ được mời sau lễ ăn hỏi. Nếu không sẽ bị chê cười “vô duyên”, “chưa ăn hỏi mà đã cưới”.

Ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí đám cưới, nhiều gia đình thường sẽ tổ chức ăn hỏi và tiệc cưới liền kề ngày nhau, nên nhà gái sẽ khó tránh khỏi việc mời cưới trước.

11. Kiêng kỵ quên rải kim, tiền lẻ, gạo muối và trầu cau dọc đường

Khi đón dâu, đi qua những cây cầu, ngã 3, ngã 4, ngã 5 và ngã 7, cô dâu sẽ phải vứt gạo muối, kim, tiền lẻ và trầu cau xuống với mong muốn đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ suôn sẻ, giàu sang, hạnh phúc, cũng như giải trừ vận xui.

12. Kiêng kỵ dùng giường cũ làm giường tân hôn

Giường tân hôn cần mua giường mới để tránh điều không may sau này. Người trải chiếu hoa cho giường tân hôn nên nhờ người tốt vận [một phụ nữ tuổi trung niên, có gia đình êm ấm, hạnh phúc và đủ con trai, con gái] , có như vậy mới mong sinh con mạnh khỏe và dễ nuôi. Ngoài ra, kiêng kỵ trong lễ cưới chính là không cho người khác ngồi lên giường tân hôn, như vậy sẽ lấy hết tài lộc, đem lại điều không may mắn cho đôi trai gái.

Phòng tân hôn là không gian riêng tư của các cặp đôi trẻ sau khi cưới. Vậy nên việc lựa chọn, chuẩn bị phòng cưới, tự tay mua sắm nội thất luôn khiến cô dâu, chú rể háo hức mong chờ. Trong đó, giường cưới được ví như “trái tim” của căn phòng, là đồ vật được cho là quan trọng nhất.

Hiện nay, giường cưới rất đa dạng về mẫu mã, nhưng được lựa chọn nhiều nhất vẫn là giường gỗ, giường nỉ, giường massage…

12.1. Giường cưới gỗ tự nhiên

Giường cưới gỗ tự nhiên là một trong những mẫu giường cưới tối giản, mộc mạc và rất giản dị. Với mẫu mã này, giường ngủ rất thích hợp với không gian phòng ngủ nhỏ gọn và hiện đại.

Điển hình như giường gỗ Amando Piny được làm từ 100% gỗ thông tự nhiên. Phủ trên lớp gỗ thông cứng chắc là lớp sơn màu nâu vàng nhẹ nhàng, sang trọng. Sự cứng cáp của gỗ thông, kết hợp với thiết kế thanh gỗ bản to vững chắc đã khiến cho sản phẩm có khả năng nâng đỡ người nằm khá tốt. Ngoài ra, gỗ thông là một loại gỗ có độ bền cao, đồng thời lại khá an toàn cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng sản phẩm.

Giường gỗ Amando Piny

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: //vuanem.com/giuong-go-amando-piny.html

12.2. Giường bọc vải

Giường bọc vải là mẫu giường cưới đẹp mang xu hướng sang trọng, lịch lãm. Sự đa dạng trong màu sắc, kiểu dáng của chất liệu vải phù hợp với nhiều không gian phòng ngủ khác nhau. Do vậy loại giường này rất phổ biến và được nhiều cô dâu và chú rể lựa chọn.

Trong đó, giường vải cao cấp Funi One là mẫu giường thiết kế theo phong cách tối giản, hiện đại và hợp thời trang. Với gam màu nhẹ nhàng, chiếc giường ngủ sẽ giúp không gian căn phòng trở nên ấm cúng và thanh thoát hơn. Bao bọc bên ngoài khung giường là lớp vải nỉ êm ái, chống bụi bẩn. Vậy nên trong quá trình sử dụng, chiếc giường không bị phai màu, hoặc bám bẩn nhanh.

Giường vải cao cấp Funi One

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: //vuanem.com/giuong-vai-goby-funi-one.html

12.3. Giường massage

Một trong những mẫu giường cưới rất được yêu thích là giường massage tích hợp chức năng massage toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, giường còn có các hộp nhỏ để bạn có thể đựng sách hoặc đồ cá nhân, có bàn mini laptop để thuận tiện ngay khi làm việc tại giường, có loa nghe nhạc Bluetooth và két sắt, kèm thêm cả đôn đầu giường.

Với giường massage Goby, khung giường được làm từ gỗ thông tự nhiên và ván OSB chịu được nước. Bao bọc quanh khung giường là lớp mút Việt Nhật bọc da PU cao cấp. Sự kết hợp này đã khiến cho giường đủ cứng cáp để chịu đựng được các chuyển động của người nằm, đồng thời cũng tạo sự êm ái để người sử dụng không bị thương nếu chẳng may va chạm vào giường.

Giường massage Goby

Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: //vuanem.com/giuong-massage-goby-f300-da-mau-nau-t08-180200.html

Trên đây là những thông tin về những điều kiêng kỵ trong đám cưới mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Ông bà ta vốn có câu “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có một đám cưới trọn vẹn và hoàn hảo.

Video liên quan

Chủ Đề