Tại sao lại kỳ

Gần đây, truyền thông tại việt Nam đã cho thấy sự cởi mở và đón nhận những người trong cộng đồng LGBT+ thông qua những chương trình truyền hình, báo chí, mạng xã hội... Người trẻ cũng dần tò mò và bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về các thông tin xoay quanh chủ đề về giới.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những luồng ý kiến và tư tưởng trái chiều, thậm chí là công khai miệt thị và xúc phạm đến những người trong cộng đồng này. Vậy việc kỳ thị người đồng tính bắt nguồn từ đâu, hậu quả là gì và làm thế nào để khắc phục?

1. Hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái là gì?

Ghê sợ đồng tính luyến ái (tiếng anh: Homophobia) là nỗi sợ hãi, căm ghét, ác cảm hoặc phân biệt đối xử với người đồng tính một cách vô lý.

2. Biểu hiện thường thấy của hội chứng này

Thái độ: Coi thường, miệt thị, khó chịu,... với cách thể hiện giới (gender expression) của người đồng tính từ việc ăn mặc, đi đứng đến cách ăn nói.

Hành vi: Xa lánh, cười cợt, chế giễu, nhại lại hành động, yêu cầu họ phải nói năng, cư xử mạnh mẽ hay nữ tính hơn.

Đối tượng của việc bị kỳ thị không chỉ là người khác, mà có những người còn mang sự kỳ thị đối với bản thân bởi ảnh hưởng của định kiến xã hội.

3. Góc nhìn của tâm lý học

Có nhiều dạng ghê sợ đồng tính luyến ái trong đó có ghê sợ đồng tính của chính mình (internalized homophobia) và ghê sợ đồng tính hợp lý (rationalized homophobia).

Ghê sợ đồng tính của chính mình (Internalized homophobia)

Tại sao lại kỳ

Ghê sợ đồng tính của chính mình là nỗi ác cảm, sợ hãi, xấu hổ và lo lắng với cảm giác đồng tính trong bản thân vì định kiến xã hội (Theo Psychology Today). Cảm giác này gây cho họ sự băn khoăn nặng nề hoặc không chấp nhận xu hướng tính dục của chính bản thân.

Hiện tượng này một dạng mâu thuẫn nhận thức (cognitive dissonance) – khi một người giữ hai niềm tin, giá trị hoặc thái độ trái ngược nhau. Do con người có xu hướng tìm kiếm sự nhất quán trong thái độ và nhận thức, nên xung đột này gây ra một cảm giác khó chịu trong họ. Một mặt, họ có hứng thú với người cùng giới. Mặt khác, họ lại muốn thích ứng với tinh thần coi tất cả mọi người là dị tính (hesterosexual sexual) và quan hệ nam nữ là chuẩn mực của xã hội.

Ghê sợ đồng tính hợp lý (Rationalized homophobia)

Ghê sợ đồng tính không chỉ đơn thuần là việc gây hấn với người đồng tính. Đó còn là cảm xúc khó chịu xung quanh vấn đề đồng tính mà chính cá nhân người kỳ thị cũng không hiểu được nguyên do.

Những nhà tâm lý xã hội đã có rất nhiều nghiên cứu về cảm xúc sợ hãi và ghê tởm làm sai lệch những đánh giá của ta về thực tế. Thay vì đánh giá việc đồng tính dựa trên bản chất của nó, chúng ta lại vô thức liên tưởng nó như một loại nguy hiểm.

Đây được gọi là cơ chế “chiến hoặc chạy” (fight or flight), giúp ta sinh tồn trong quá trình tiến hóa (như việc chạy đi khi thấy thú dữ). Cơ chế này hoạt động nhanh hơn cả lý trí - một khả năng chỉ mới xuất hiện sau này của con người.

Tại sao lại kỳ

Bên cạnh cơ chế “chiến hoặc chạy”, còn có một hiện tượng tâm lý khác để lý giải việc kỳ thị. Trong nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã hỏi các đối tượng nghiên cứu rằng liệu có sai về mặt đạo đức khi xé quốc kỳ và xả các mảnh xuống nhà vệ sinh tại nhà. Những người nói đó là sai không thể dễ dàng giải thích tại sao. Tương tự, mọi người thường không chấp nhận quan hệ tình dục đồng thuận giữa anh chị em, nhưng lại không thể trả lời được vì sao việc đó lại sai.

Các nhà tâm lý học gọi những cảm giác như trên là “trực giác đạo đức” (moral intuitions) – các phán xét vô thức bắt nguồn từ cảm xúc hoặc những gì ta được dạy, và thường liên quan đến sự ghét bỏ. Haidt nói rằng mọi người liên hệ đến cảm xúc để giúp họ quyết định điều gì nên tin. Khi nhận thức của bạn về thực tế bị chi phối bởi cảm xúc mạnh mẽ, nó sẽ tạo nên sự thiên kiến nhận thức (cognitive bias). Điều này giải thích những kết luận tiêu cực về người đồng tính và tại sao có rất nhiều người cố chấp với suy nghĩ này, mặc dù chẳng có gì chứng minh.

4. Hậu quả của hội chứng ghê sợ đồng tính

Nỗi sợ hãi vô lý này chính là tiền đề của sự kỳ thị. Điều này có thể gây ra những vấn đề về tâm lý đối với người bị kỳ thị (46% người được khảo sát cho thấy nguy cơ của bệnh trầm cảm).

Tại sao lại kỳ

Trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự kỳ thị. Hậu quả bao gồm:

  • Ngăn chặn việc kết nối thân mật với người khác.
  • Hạn chế giao tiếp với gia đình.
  • Giảm khả năng thể hiện bản thân vì bị giới hạn trong các vai trò cứng nhắc về giới (gender role).
  • Dẫn đến việc thể hiện giới tính sai lầm để chứng minh rằng họ không phải là người đồng tính, như các hành vi bạo lực, lạm dụng chất kích thích, rượu bia.
  • Cản trở sự đa dạng.
  • Trong thời niên thiếu, cảm giác thuộc về và được chấp nhận bởi một nhóm (gia đình, bạn bè) là rất quan trọng. Việc bị từ chối bởi nhóm có thể khiến cá nhân gặp vấn đề trong việc thừa nhận bản thân.
  • Dẫn đến sự tự giới hạn và loại trừ, góp phần tạo nên môi trường phân biệt đối xử và bạo lực.

5. Làm sao để thoát khỏi nỗi sợ

Những hành động có thể giảm bớt nỗi sợ hãi vô lý này là:

  • Cởi mở đối thoại và không ngại tranh luận về vấn đề này, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của quyền con người.
  • Đồng tính là một thực tế. Vì thế, nên nói chuyện với gia đình về chủ đề này, thảo luận nó ở trường học với mọi người xung quanh nhằm mục đích nâng cao nhận thức.
  • Khuyến khích người đồng tính nói về cảm xúc của bản thân, hỗ trợ họ trong việc chấp nhận giới tính thật của mình, nhắc nhở họ rằng luôn có sự hỗ trợ từ gia đình hay các chuyên gia.
  • Chủ động tìm hiểu những kiến thức về giới. Vừa tăng thêm hiểu biết về cộng đồng LGBT+, vừa giảm đi nỗi sợ hãi không có căn cứ với họ.
  • Mỗi cá nhân phải tự đặt câu hỏi và ý thức được về những việc mình nói và làm đối với người đồng tính có làm họ tổn thương. Không đùa cợt, bình phẩm “kém duyên” và cẩn trọng trong việc chọn đại từ nhân xưng khi nói chuyện với họ.

Luật Nhân Quyền Ontario (gọi tắt Luật) cung cấp các quyền và các cơ hội bình đẳng, và sự tự do không bị kỳ thị. Luật công nhận phẩm giá và giá trị của mỗi một người tại Ontario. Luật áp dụng cho các lĩnh vực việc làm, gia cư, các tiện nghi và dịch vụ, các hợp đồng, và trong vấn đề tham gia nghiệp đoàn, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn.

Theo Luật, mỗi người có quyền tự do không bị kỳ thị và sách nhiễu chủng tộc. Quý vị không nên bị đối xử khác biệt bởi vì lý do chủng tộc của quý vị hay các lý do có liên quan khác, chẳng hạn như tổ tiên, màu da, nguyên quán, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch hay tín ngưỡng. Điều này áp dụng cho các lĩnh vực được Luật bảo vệ như tại sở làm, tại trường, trong việc thuê nhà, hoặc ở lĩnh vực dịch vụ. Các dịch vụ bao gồm những nơi như cửa tiệm và thương xá, các khách sạn, các bệnh viện, những nơi vui chơi giải trí và các trường học.

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự kỳ thị chủng tộc

Tại Canada, có các luật lệ và hệ thống nhân quyền vững mạnh để giải quyết sự kỳ thị. Đồng thời, chúng ta cũng có một di sản về chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc – đặc biệt là đối với những người Thổ dân, cũng như đối với các nhóm người khác, bao gồm người Canada gốc Phi Châu, gốc Hoa, gốc Nhật, gốc Nam Á, gốc Do Thái và gốc Hồi giáo. Di sản này ảnh hưởng đến các hệ thống và các cơ cấu của chúng ta ngay cả ngày hôm nay, ảnh hưởng đến đời sống của những những người da màu và của tất cả mọi người tại Canada.

Ủy ban Nhân quyền Ontario (Ontario Human Rights Commission) miêu tả các cộng đồng bị kỳ thị chủng tộc như “người khác chủng tộc (racialized).” Chủng tộc là cấu trúc xã hội. Điều này có nghĩa là xã hội hình thành các ý tưởng về chủng tộc dựa trên các yếu tố địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như các đặc điểm thể xác, mặc dù không có bất cứ yếu tố nào trong những yếu tố trên có thể dùng để biện hộ cho tư tưởng có sắc dân ưu việt hơn hoặc cho những thành kiến về chủng tộc.

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một kinh nghiệm và sự thực hành rộng lớn hơn sự kỳ thị chủng tộc. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là niềm tin cho rằng một nhóm người nào đó thì ưu việt hơn các nhóm khác. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể biểu hiện công khai dưới hình thức các lời nói giễu cợt, những lời gièm pha hay các tội ác chủng tộc. Nó cũng có thể bắt rễ ăn sâu trong các hành vi thái độ, các giá trị và các niềm tin thiên kiến. Trong một số các trường hợp, thậm chí người ta không ý thức là mình có các niềm tin này. Thay vào đó, chúng chỉ là những giả định đã phát triển theo thời gian và đã trở thành một phần của các hệ thống và tổ chức, và đồng thời kết hợp với quyền lực và đặc quyền của nhóm áp đảo.

Kỳ thị chủng tộc là biểu hiện bất hợp pháp của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nó có thể bao gồm bất cứ hành động nào, cố ý hay không cố ý, gây hậu quả tách riêng một người dựa trên chủng tộc của họ, và áp đặt các gánh nặng lên riêng họ chứ không phải cho những người khác, hoặc giữ lại hay giới hạn việc sử dụng các phúc lợi có sẵn cho các thành viên khác trong xã hội, trong các lĩnh vực được Luật bảo vệ. Chỉ riêng một yếu tố sắc tộc cũng đủ để cho sự kỳ thị chủng tộc xảy ra.

Sách nhiễu chủng tộc là một hình thức của sự kỳ thị. Nó bao gồm các lời phê bình, giễu cợt, gọi tên để chọc ghẹo, trưng bày hình ảnh hay có hành vi nhục mạ, xúc phạm hay coi khinh quý vị vì lý do sắc tộc của quý vị hay vì các lý do có liên quan khác.

Kỳ thị chủng tộc thường có thể rất tinh tế khó nhận ra, chẳng hạn như bị chỉ định làm các công việc ít được ưa thích, hoặc bị từ chối đề bạt và huấn luyện. Nó cũng có thể đồng nghĩa với việc phải chịu những tiêu chuẩn việc làm khác hơn những công nhân khác, bị từ chối không cho thuê phòng bởi vì quý vị trông giống như người mà tổ tiên là gốc Thổ dân, hay bị cảnh sát dò xét tỉ mỉ một cách bất công khi đang lái xe hay bị nhân viên an ninh của thương xá chú ý kỹ lưỡng.

Kỳ thị chủng tộc ngầm

Kỳ thị chủng tộc ngầm có thể xảy ra ở tầm mức - cơ quan hay toàn bộ, từ các điều lệ và cấu trúc hàng ngày mà không cố tình hay được thiết kế để kỳ thị. Các khuôn mẫu hành vi, các chính sách hay cách thực hành mà thuộc một phần cơ cấu của một tổ chức hay toàn thể một lĩnh vực có thể gây bất lợi hoặc thất bại trong việc làm đảo lộn tác động và di sản đang diễn ra mà theo truyền thống gây thiệt hại cho những người thuộc chủng tộc da màu. Điều này có nghĩa thậm chí ngay cả khi quý vị đã không cố tình, “những cách sinh hoạt bình thường hàng ngày của quý vị” có thể đã tạo một tác động tiêu cực cho những người khác chủng tộc với quý vị.

Ví dụ: Trong lĩnh vực giáo dục, sự kỳ thị toàn bộ có thể bao gồm: định kiến để hướng học sinh thuộc các chủng tộc da màu vào các chương trình kỹ thuật thay vì vào các chương trình học vấn (academic). Đồng thời, khi các cách đề bạt chú trọng vào những yếu tố văn hóa và tổ chức, mà những yếu tố đó dựa trên kinh nghiệm của những nhà giáo dục người da trắng thì kết quả là có ít người da màu ở các vai trò lãnh đạo (chẳng hạn như các hiệu trưởng).

Nhận dạng và giải quyết sự kỳ thị chủng tộc

Các tổ chức phải thực hiện những bước tích cực chủ động để không tham gia vào, bỏ qua hoặc cho phép sự kỳ thị hay sách nhiễu chủng tộc được xảy ra.

Một bước khởi đầu tốt như phát triển một chính sách vững chắc về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể giúp ngăn ngừa và giải quyết các hình thức kỳ thị chủng tộc riêng lẻ hay ngấm ngầm. Điều này có thể bao gồm:

  • Thu thập các số dữ liệu dựa trên chủng tộc trong các hoàn cảnh thích hợp
  • Thống kê sự bất lợi theo truyền thống dựa trên yếu tố chủng tộc
  • Duyệt lại các chính sách, các phương pháp thực hành, các tiến trình làm quyết định và phong cách hoạt động tại cơ quan, để tìm tác động có hại
  • Đưa ra và thực thi các chương trình về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống kỳ thị và sách nhiễu, và về giáo dục.

Một chương trình chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc cũng sẽ tạo dễ dàng hơn cho các cơ quan trong việc thúc đẩy các mục tiêu về sự bình đẳng và đa dạng, và đây cũng là điều tốt chung cho doanh nghiệp.

Để biết thêm chi tiết

Chính sách và Các Hướng dẫn về Chủ nghĩa Phân biệt Chủng tộc và Sự Kỳ thị Chủng tộc của Ủy ban Nhân quyền Ontario (Ontario Human Rights Commission's Policy and Guidelines on Racism and Racial Discrimination) và các ấn phẩm khác thì có sẵn trên mạng tại địa chỉ www.ohrc.on.ca.

Để nộp đơn khiếu nại nhân quyền – gọi là đơn khiếu nại – xin liên lạc với Tòa Nhân Quyền Ontario (Human Rights Tribunal of Ontario):
Số miễn phí: 1-866-598-0322
Số miễn phí TTY: 1-866-607-1240
Trang mạng: www.hrto.ca

Nếu quý vị cần sự giúp đỡ pháp lý, xin liên lạc với Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý Nhân quyền (Human Rights Legal Support Centre):
Số miễn phí: 1-866-625-5179
Số miễn phí TTY: 1-866-612-8627
Trang mạng: www.hrlsc.on.ca