Thảo quả tiếng Anh la gì

Thảo quả là loại thảo mộc có hương thơm mạnh mẽ, vị cay nóng dễ chịu thường được dùng trong ẩm thực và là một vị thuốc trong y học cổ truyền.

  • Tên tiếng Việt khác: Thảo quả đỏ / Thảo quả đen.
  • Tên danh pháp hai phần: Amomum tsao-ko.
  • Thuộc họ: Gừng(Zingiberaceae).

Đặc điểm phân biệt:

Thảo quả có hình dáng giống cây gừng nhưng cao và to hơn nhiều.

Thảo quả tiếng Anh la gì

  • Cây thảo quả có thể cao từ 2-3m
  • Thân cây có đường kính trung bình là 4cm.
  • Quả mọc thành từng chùm màu đỏ mận ở gốc cây, ,ỗi quả có trên 20 hạt thảo quả.
  • Hạt thảo quả có mùi thơm, vị cay nóng dễ chịu nhờ chứa 1,5 % tinh dầu.
  • Hoa thảo quả nở vào mùa hè từ tháng 5-7, ra quả vào mùa đông từ tháng 10-12.

Nguồn gốc:

Thảo quả thường mọc hoang hoặc được trồng ở các vùng núi cao hơn 1000m, khí hậu mát lạnh và được trồng dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn.

Ở Việt Nam, thảo quả được trồng ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc, tại các huyện thuộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu… và nơi có sản lượng thảo quả lớn nhất là huyện Bát Xát (Lào Cai).

Tại Trung Quốc, thảo quả có ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc.

Thảo quả tiếng Anh la gì

Tên tiếng Anh của thảo quả

Thảo quả có tên tiếng Anh là Black Cardamom, đây là tên được dùng phổ biến nhất.

Ngoài ra còn phân biệt 2 loại là:

  • Black Cardamom (hay Indian cardamom, Nepal cardamom) là tên tiếng Anh của loại Thảo quả đen, Thảo quả đỏ.
  • Green cardamom (hay white cardamom) là tên tiếng Anh của thảo quả xanh, hay chính xác là Bạch đậu khấu.

Thảo quả tiếng Anh la gì

Tác dụng của thảo quả trong trong ẩm thực và sức khỏe

Thảo quả được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như y học cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc.

1. Lợi ích của thảo quả trong ẩm thực

Thảo quả có mùi thơm, vị cay ngọt, được coi là nữ hoàng của các loại gia vị. Thảo quả được dùng dùng trong ẩm thực là quả chín được phơi sấy khô.

Thảo quả được dùng để nấu phở, tăng vị ngon cho cà phê, chè,….bánh kẹo.

Thảo quả có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao bao gồm: chất xơ, Carbohydrate, protein, vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm,… và 1,5% tinh dầu.

Thảo quả tiếng Anh la gì

2. Tác dụng của thảo quả trong y học cổ truyền

Thảo quả là một dược liệu quý của Việt Nam, có mùi thơm, vị cay tính ấm, tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng, giải độc,…. Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả.

Từ xưa, trong dân gian đã dùng thảo quả để kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, bụng trướng đau, ho, sốt, tiêu chảy,…Chữa đau bụng đầy chướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở.

Xem thêm: Lợi ích tuyệt vời của cây chùm ngây và điều cầ lưu ý khi sử dụng chùm ngây

 

Thảo quả tiếng Anh la gì

Lưu ý khi sử dụng

Thảo quả không độc, an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần lưu ý khi dùng thảo quả.

  • Phụ nữ có thai, cho con bú không nên dùng.
  • Bệnh nhân sỏi thận, sỏi mật không nên dùng.
  • Không dùng quá nhiều hạt thảo quả vì có thể gây co thắt, đau bụng.
  • Một số tác dụng phụ khi dùng thảo quả: phát ban, tức ngực, khó thở,….

Mong rằng bài viết về thảo quả là gì? Lợi ích của thảo quả trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn và yêu thích hơn loại gia vị, dược liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe này.

Các chuyên gia ẩm thực trên thế giới đều nhìn nhận rằng “thảo quả” là một gia vị vô cùng đặc biệt. Thảo quả có mặt trong rất nhiều món ăn của người Á Đông. Đặc biệt, thảo quả còn là một loại dược liệu không thể thiếu trong y học cổ truyền dân tộc. Vậy “thảo quả là gì?”, chúng ta cùng tìm hiểu thảo quả trong bài viết này nhé.

1. Khái niệm cơ bản về thảo quả:

1.1. Thảo quả là gì?

Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) thì, thảo quả (danh pháp hai phần: Amomum tsao-ko hay Amomum tsaoko) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Loài này được Crevost & Lemarié miêu tả khoa học đầu tiên năm 1917.

Thảo quả dùng làm thuốc trong Trung y và ẩm thực Trung Hoa cũng như ẩm thực Việt Nam, được ghi đầu tiên trong sách Ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây thảo quả.

Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc Việt Nam như Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Tây Bắc Việt Nam. Ở Trung Quốc, thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu.

Thảo quả là một loại thảo mộc, có mùi hương mạnh và nồng, vị cay nóng.

1.2. Đặc điểm phân biệt thảo quả với các thảo mộc khác:

Cây thảo quả có hình dáng gần giống với cây gừng nhưng to và cao hơn cây gừng nhiều lần. Chiều cao của cây thảo quả có thể lên tới 2-3m, đường kính thân của cây trưởng thành là khoảng 4cm.

Thảo quả đỏ có quả mọc thành từng chùm màu đỏ đậm. Quả của cây thảo quả đỏ mọc ở gốc cây, trong quả có khoảng 20-25 hạt tùy vào kích thước của quả.

Hạt thảo quả có mùi thơm nồng nhưng tương đối dễ chịu, vị cay nóng do chứa rất nhiều tinh dầu. Hạt thảo quả được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất dược và hóa mỹ phẩm.

1.3. Các loại thảo quả

Trên thế giới có hai loại thảo quả là “thảo quả xanh” và “thảo quả đỏ”.

Thảo quả xanh là giống thảo quả có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Thảo quả xanh thường mọc ở trên rừng hoặc núi cao, độ cao từ 800m – 1500m so với mực nước biển.

Thảo quả xanh còn có tên gọi khác là “bạch đậu khấu”, tên tiếng anh là Green cardamom (hay white cardamom).

Lá thảo quả xanh có hình dải, mũi mác và nhọn hai đầu, lá rộng 5cm gần giống với kết cấu lá của cây gừng nhưng to và dài hơn gừng. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có lông. Lá thảo quả mọc so le , mặt lá màu xanh sẫm, phía dưới xanh nhạt hơn. Bẹ lá có nhiều khía dọc. Mỗi phiến lá dài khoảng 50 – 70 cm.

Hoa Thảo quả thường mọc thành cụm ở gốc. Cụm hoa thường dài khoảng 13 – 20 cm, có màu đỏ nhạt. Mỗi bông hoa có thể cho ra nhiều quả, quả chín có màu đỏ nâu, dài khoảng 2,5 – 4 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Vỏ quả dày 5 mm, chia thành 3 ô, mỗi ô có khoảng 7 – 8 hạt hình tháp, ép sát vào nhau, mùi thơm.

Quả thảo quả xanh có hình cầu dẹt, thường có 3 múi, đường kính từ 1 – 1,5cm. Vỏ ngoài quả có màu trắng xanh, có đường vân dọc. Thảo quả xanh khô dễ tách, thường trong mỗi quả có từ 20 – 30 hạt theo dạng hình khối. Mỗi khối có được ngăn cách bởi màng mỏng và mỗi khối có từ 6 – 10 hạt. Hạt chứa tinh dầu bên có mùi thơm dịu, vị cay nhẹ.

Thảo quả xanh là giống thảo quả cho năng suất rất cao. So với thảo quả đỏ thì năng suất trung bình của thảo quả xanh cao gấp 3 lần so với thảo quả đỏ. Năng suất thực tế thảo quả xanh ở Việt Nam khoảng 1.2 tấn/ha. Việc gieo trồng và chăm sóc thảo quả xanh cũng dễ hơn thảo quả đỏ. Tuy nhiên, chất lượng của loại thảo quả này thì thua xa so với thảo quả đỏ nhiều lần.

Thảo quả đỏ tương tự như thảo quả xanh. Tuy nhiên, quả của thảo quả đỏ mọc thành chùm bám sát thân và gốc cây. Quả chín có màu đỏ sậm. Hàm lượng dầu trong quả thảo quả đỏ rất cao.

Thảo quả đỏ còn có các tên gọi khác là “thảo quả đen”, tên tiếng anh là Black Cardamom (hay Indian cardamom, Nepal cardamom).

Cả hai loại thảo quả trên đều được trồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, người dân thường ưa chuộng thảo quả đỏ hơn bởi hàm lượng dầu rất cao của loại thảo quả này. Một số vùng núi cao Việt Nam đang chuyển dần sang trồng thảo quả xanh như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, … bởi vùng này khí hậu thường khắc nghiệt, thảo quả xanh là lựa chọn thích hợp để phát triển kinh tế.

1.4. Thu hoạch và chế biến thảo quả

Bộ phận thu hoạch: Quả

Quả của cây thảo quả được thu hái mang về phơi hoặc sấy khô. Thảo quả khô sẽ chuyển sang màu xám nhạt, vỏ quả khô thường có nếp nhăn và phủ một lớp phấn trắng bên ngoài vỏ.

2. Đặc tính dược học của thảo quả

2.1. Bào chế dược liệu từ thảo quả

Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, dùng cám gạo hòa với nước để tạo ra hỗn hợp dẻo như hồ. Dùng hồ cám bọc lấy thảo quả rồi mang đi nướng, bỏ phần xác và xơ trắng bên trong. Lưu trữ hạt dùng dần.

Theo Đông Dược Học Thiết Yếu, dùng bột mì hòa với nước sôi tạo hỗn hợp dẻo, dùng hồ này để bọc thảo quả, đem nướng chín, bỏ phần vỏ. Sử dụng nhân lưu trữ và dùng dần.

2.2. Thành phần hóa học trong thảo quả

Trong thảo quả có chừng 1-1,5% tinh dầu. tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị nồng cay dễ chịu (Đỗ Tất Lợi, 1957).

Năm 1989, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã nghiên cứu thấy trong tinh dầu thảo quả có các thành phần chủ yếu: 1-8 cineol (30.61%), trans-2 undecanal (17,33%), citral B (gernial)(10,57%), -terpineol (4,34%).

Ngoài ra, thảo quả còn chứa nhiều Phospho, Vitamin C, khoáng chất đồng, chất sắt, kẽm, tinh dầu, chất xơ, carbohydrate, protein,…

2.3. Dược tính của thảo quả

Thảo quả vị cay, tính ôn, không độc (theo Sách Âm thiện chính yếu).

Thảo quả vị cay nhiệt (Sách Bản thảo tùng tân).

Thảo quả quy vào kinh Vị và Tỳ.

Theo y học cổ truyền dân tộc, thảo quả thường được sử dụng để:

  • Làm ấm bụng;
  • Lợi vị giác;
  • Tiêu đàm;
  • Trục hàn;
  • Giải độc;
  • Tiêu tích;
  • Chữa đầy hơi, chướng bụng;
  • Chữa nống, sốt, ho;
  • Kích thích hệ tiêu hóa;
  • Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ;
  • Điều trị đau dạ dày.

2.4. Kiểm nghiệm dược liệu

Định tính:

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng Silica Gel G.

Dung môi khai triển: n-Hexan-ethyl acetat (17:3).

Dung dịch thử: Lấy phần tinh dầu đã cất khi định lượng, hòa tan trong ethanol thành dung dịch có chưa 5µl trong 1ml.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan cineol trong ethanol để được dung dịch có nồng độ cồn 20µl trong 1ml. Có thể dùng tinh dầu thảo quả pha như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 5% trong acid sulfuric, sấy bản mỏng ở 105 độ C trong vài phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải vết màu xanh da trời có cùng giá trị Rf với vết cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng dung dịch thảo quả làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu với giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng:

Tiến hành định lượng trong tinh dầu dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 1.4% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiêu chuẩn đánh giá:

Độ ẩm: Không quá 12%

Tạp chất: Không quá 1%

3. Các bài thuốc dân gian về thảo quả

3.1. Trị sốt rét với thảo quả:

Bài thuốc số 1: 8g thảo quả nhân, 12g sinh khương, 12g phụ tử chế, 3 quả đại táo, sắc nước uống trong ngày;

Bài thuốc số 2: 6g thảo quả, 6g hạt cau, 6g thường sơn, sắc nước uống;

Bài thuốc số 3: 20g thảo quả nhân, nghiền thành bột cuộn vào tấm vải màn. Trước khi lên cơn sốt rét 1h, nút vào hai bên lỗ mũi;

Bài thuốc số 4: 12g thảo quả, 4g cam thảo, 12g hạt cau, 12g thanh bì, 12g trần bì, 12g hậu phác. Cho vào nồi châm 1 nửa nước, 1 nửa rượu 20 độ. Đem sắc uống trong ngày. Bài thuốc này để điều trị sốt rét thiên về đờm ướt, lỏng;

Bài thuốc số 5: 12g thảo quả, 12g hạt cau, 8g chi mẫu, 12g bối mẫu, 12g gừng tươi, 12g thường sơn, 12g đại táo, sắc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc này trị sốt rét thiên về đờm đặc, nóng.

Bài thuốc số 6: 10g thảo quả, 7 miếng sinh hương, 10g kha tử, 12g đại táo. Đem sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml. Uống trong ngày. Bài thuốc này tương tự bài thuốc số 5 để điều trị sốt rét thiên về đờm đặc nóng.

3.2. Trị hôi miệng với thảo quả

Lấy thảo quả giã dập, ngậm và nuốt dần.

3.3. Điều trị đau dạ dày với thảo quả

Bài thuốc số 1: Lấy 6g thảo quả đem nướng, 10g hoắc hương, 10g sinh khương, 10g hậu phác, 6g bán hạ, 6g trần khúc, 6g cao lương khương, 6g thanh bì, 4g cam thảo, 10g đại táo,4g đinh hương, 4g đinh hương. Sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục 3-5 ngày.

Bài thuốc số 2: Lấy 6g thảo quả (lùi chín), 12g hậu pháp, 6g hoắc hương, 8g thanh bì, 4g đinh hương, 6g lương khương, 8g bán hạ khúc, 4g cam thảo, 8g thần khúc, 12g sinh khương, 12g đại táo. Đem sắc lấy nước uống trong ngày.

3.4. Chữa đầy bụng, trướng bụng, kém ăn

Lấy 6g thảo quả (lùi chín), 12g trần bì, 12g hậu phác, 12g sinh hương, 4g cam thảo, 12g thương truật, 12g đại táo. Sắc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục từ 3-4 ngày.

3.5. Điều trị chứng kiết lỵ, đại tiện ra máu

Lấy 6g thảo quả, 6g chỉ xác, 6g địa du, 6g cam thảo. Tán thành bột. Ngày uống 2 lần với nước gừng.

3.6. Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn, khó tiêu

Lấy 1 con gà trống chừng 1kg, làm sạch, chặt thành miếng, 6g thảo quả, 3g trần bì, 6g giềng, 3g hồ tiêu cho vào túi vải. Cho gà và túi vải chứa dược liệu vào trong nồi nước, thêm gia vị vừa dùng vào hầm nhừ. Chia làm 2-3 lần ăn trong ngày. Cách ngày ăn một lần.

3.7. Điều trị trẻ đi phân sống, tiêu chảy

Lấy 5g thảo quả, 3g gừng tươi. Cho vào nồi sắc lấy nước, bỏ bã. Cho 30g gạo tẻ vào nước sắc nấu thành cháo. Ngày cho trẻ ăn 2 lần. Ăn liên tục 2-3 ngày.

4. Thảo quả trong ẩm thực Việt Nam

Thảo quả không chỉ là một loại dược liệu mà còn là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn Việt Nam. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ thảo quả.

4.1. Sườn heo hầm thảo quả

Nguyên liệu:

300 g sườn heo; 80 g củ sen; 80 g củ năng; 80 g cà rốt; 1 quả thảo quả; 1 muỗng cà phê kỷ tử; Gia vị thông thường.

Cách làm:

Bước 1: Sườn heo mua về chặt miếng vừa ăn, trụng nước sôi với giấm và muối. Hầm 2 tiếng cho mềm, vớt bọt;

Bước 2: Cho thảo quả vào nồi nước hầm;

Bước 3: Củ sen gọt vỏ xắt miếng dày 1cm, cà rốt cũng vậy;

Bước 4: Củ năng gọt vỏ ngâm chanh cho trắng;

Bước 5: Nước hầm đã xong cho rau củ vào nấu sôi lại 10 phút;

Bước 6: Múc ra tô, dùng nóng

4.2. Phở bò

Nguyên Liệu:

2kg xương bò; 500g thịt bò; 5 cánh hoa hồi; 3 quả thảo quả; 1 miếng quế; 4 củ hành khô; 1 củ gừng; 6 con cá sùng khô; 1kg bánh phở; 1/2 củ hành tây; hành hoa; húng láng; gia vị thông thường.

Cách làm:

Bước 1:

  • Rửa sạch xương bò với muối và ít rượu;
  • Bật lò ở nhiệt độ khoảng 25 độ trong 5 phút cho lò nóng, cho xương bò vừa rửa vào nướng 10 phút. Cách này sẽ giúp bạn khử được mùi hôi từ xương bò.

Bước 2:

  • Xương bò sau khi nước cho vào nồi, đổ nước vào ngập xương, đặt lên bếp ninh xương trong ít nhất là 2 tiếng. Nhân lúc ninh xương bạn cũng có thể cho thịt bò vào luộc chín mềm (nếu thich ăn chín), rồi vớt thịt ra ngoài, thái lát mỏng.
  • Đem nướng chín gừng, hành khô, thảo quả, hoa hồi và quế chi xong lại rửa sạch.
  • Cho tất cả nguyên liệu mới nướng xong + sá sùng vào nồi nước dùng đang ninh, ninh thêm ít nhất một tiếng sau đó cho gia vị vào nêm nếm.

Bước 3:

  • Bóc vỏ hành tây, rửa sạch rồi thái mỏng.
  • Thái nhỏ húng láng, hành lá , hành củ bào mỏng.

Bước 4:

  • Chần bánh phở qua nước xôi,cho vào tô.
  • Xếp thịt bò lên trên, chan nước dùng nóng,rắc hành tây, húng, hành lá sau cùng (dùng phở tái thì cho thịt vào tới đâu thì chan nước dùng tới đó).

Trên đây là 2 món ăn phổ biến nhất sử dụng thảo quả làm gia vị. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm nhiều các món ăn trong thời gian tới. Mời quý vị cùng theo dõi.

5. Mua thảo quả ở đâu?

Hiện nay, ở Việt Nam thảo quả được trồng chủ yếu ở vùng núi cao như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, … và các tỉnh lân cận khác. Các bạn có thể tìm mua trực tiếp ở các tỉnh trên.

Các bạn cần mua thảo quả với số lượng lớn có thể liên hệ với Vicofood để được giá tốt. Vicofood có hệ thống các đại lý thu gom thảo quả trên khắp các tỉnh miền Bắc, luôn đảm bảo số lượng và chất lượng tốt nhất cho khách hàng.