Trình bày một số thuốc không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Sơn - Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Khi trẻ ốm, việc cho trẻ ăn uống đã khó, cho trẻ uống thuốc nhiều khi còn khó hơn nhiều. Và trẻ có uống được thuốc hay không, bố mẹ có tuân thủ điều trị hay không là rất quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả.

Lần đầu tiên trẻ uống thuốc là rất quan trọng vì sẽ cho trẻ ấn tượng tốt hay xấu về việc uống thuốc. Thuốc đó nên không có vị khó chịu như đắng, cay hoặc có mùi hăng. Số lượng thuốc để cho trẻ uống càng ít càng tốt và số lần uống trong ngày cũng vậy. Cách cho trẻ uống thuốc dưới đây là những cách mà điều dưỡng thường áp dụng. Nhưng cũng tùy vào lứa tuổi để có các cách cho trẻ uống khác nhau.

Để sẵn tất cả các loại thuốc cần uống trong tầm với tay. Thuốc bột được pha sẵn vào các cốc và một cốc nước ấm. Dùng xilanh hút thuốc và bơm thuốc vào miệng bé. Lưu ý không nên bơm trực tiếp vào họng trẻ mà bơm vào thành má để trẻ không bị sặc.

Trình bày một số thuốc không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi

Uống thuốc bằng xilanh giúp trẻ không bị sặc thuốc

  • Với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc uống các viên thuốc dạng viên nén là khó, do vậy nên uống dạng siro hoặc phải nghiền nhỏ thuốc ra rồi pha với nước. Sau đó dùng thìa đút cho trẻ.
  • Khi uống, bạn nên để đầu trẻ ngẩng cao, mặt hơi nghiêng rồi đưa thìa thuốc vào phía bên trong cằm, không nên cho thuốc vào quá gấp cũng như lấy thìa ra quá nhanh mà nên chờ cho trẻ nuốt hết thuốc và hãy từ từ lấy ra. Đừng để bé nằm thẳng xuống khi uống thuốc, bạn nên để bé ngồi hoặc bạn có thể bế bé vào lòng sao cho hơi nghiêng. Như vậy để người cho uống thuốc và trẻ uống được dễ dàng.

  • Bố mẹ và ông bà cũng tạo tâm lý thoải mái, nói cho bé biết việc uống thuốc là điều bình thường. Việc bố mẹ dỗ dành, giải thích, khuyến khích bé cũng rất quan trọng, làm cho bé cảm thấy yên tâm và không sợ phải uống thuốc.
  • Khi cho bé uống thuốc, hãy khích lệ khen, động viên trẻ hoặc dùng một vật mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ.
    Khi pha thuốc cho bé, mẹ nên pha bằng nước lọc và pha thêm một chút nước ấm để làm giảm đi vị đắng của thuốc và giúp bé không có cảm giác muốn nôn/trớ khi uống thuốc.

Trình bày một số thuốc không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi

Pha thuốc với một chút nước ấm sẽ làm giảm đi vị đắng của thuốc

  • Thuốc của trẻ thường là hơi ngọt, nhưng cũng có một số loại có vị đắng khiến trẻ khó uống. Để trẻ có thể uống các loại thuốc đắng này, bạn có thể pha thuốc với mật ong, nước trái cây ép, nhưng phải lưu ý lượng nước trái cây pha chung với thuốc phải vừa phải.
  • Nếu trẻ lớn đã có nhận biết tốt thì trước khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy cho bé ngậm kẹo vị bạc hà và dâu tây. Vì nó sẽ làm giảm vị khó chịu của thuốc.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị đau

XEM THÊM:

Các thuốc không kê đơn (OTC) này không có hiệu quả làm giảm những triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, nhưng lại tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm đối với trẻ, theo BS. An De Sutter, trưởng khoa y học gia đình và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Đại học Ghent, Bỉ.

Trình bày một số thuốc không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi

Một số thuốc chống ngạt mũi "có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng, như tăng huyết áp, kích động và co giật".

Tổng kết bằng chứng mới đã làm tăng thêm sức nặng cho cảnh báo năm 2008 của FDA rằng không nên dùng các thuốc trị ho và cảm lạnh cho trẻ dưới 2 tuổi và phải thận trọng khi dùng cho trẻ lớn.

Hội Nhi khoa Mỹ cũng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc OTC và thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 4 tuổi, BS. Jeffrey Gerber, giám đốc y khoa của Chương trình Quản lý Kháng sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia cho biết.

"Nói chung, ở người lớn, nguy cơ và lợi ích có thể tương đương. Còn ở trẻ em, nguy cơ lớn hơn lợi ích".

Cảm lạnh thường do vi-rút gây ra, và các triệu chứng thường hết trong vòng bảy đến 10 ngày. Trẻ em thường bị khoảng 6 đến 8 đợt cảm lạnh mỗi năm, so với 2 đến 4 đợt ở người lớn.

Bằng chứng nay từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc chống sung huyết rất ít hoặc không có tác dụng giảm bệnh cho trẻ em.

Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng không nên dùng các thuốc chống sung huyết hoặc thuốc có chứa kháng histamin cho trẻ dưới 6 tuổi và thận trọng khi dùng cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi.

Sự đánh đổi chỉ đơn giản là không xứng đáng, BS. Gerber nói, ngay cả khi khả năng xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng là rất nhỏ.

"Ví dụ, bạn có thể bị tương tác thuốc khiến tim đập nhanh", ông giải thích. "Nếu đã có sẵn bệnh lý từ trước mà không biết, thuốc có thể làm trầm trọng thêm và gây ra loạn nhịp tim. Điều này không thường xảy ra, nhưng đó là một khả năng."

Các thuốc OTC không có tác dụng tốt hơn nhiều lắm đối với người lớn. Sử dụng thuốc chống sung huyết đơn thuần hoặc cùng với thuốc kháng histamin hoặc thuốc giảm đau có thể có hiệu quả chút ít đối với mũi bị tắc hoặc chảy nước mũi, trong tối đa ba đến bảy ngày.

Nhưng người lớn có nguy cơ tăng tác dụng phụ như mất ngủ, ngủ gà, đau đầu hoặc kích ứng dạ dày. Một nghịch lý là sử dụng lâu dài thuốc chống sung huyết để giảm nghẹt mũi có thể dẫn đến nghẹt mũi mãn tính.

Cũng chưa có đủ bằng chứng ủng hộ việc sử dụng các thuốc OTC hoặc điều trị tại nhà khác, như xông, máy làm ẩm không khí nóng, thuốc giảm đau, cạo gió, echinacea hoặc probiotics.

Theo báo cáo, rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là cách an toàn nhất của cha mẹ để làm giảm nghẹt mũi cho trẻ, nhưng những cách này có thể không hiệu quả.

Cha mẹ có thể sử dụng acetaminophen (Tylenol trẻ em) hoặc ibuprofen (Motrin trẻ em) để hạ sốt, đau nhức cho trẻ, và máy tạo ẩm phun sương mát có thể giúp co mạch ở đường mũi để thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, trẻ nên uống nhiều nước để giữ đủ nước.

Trình bày một số thuốc không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi

Trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị ngộ độc tình cờ cao hơn khi chúng khám phá và dùng các vitamin hoặc các loại thuốc của người lớn. Trẻ nhũ nhi cũng có nguy cơ độc tính từ thuốc của người lớn; độc tính có thể xảy ra trước khi sinh do thuốc qua rau thai hoặc qua sữa mẹ sau sinh (rất nhiều tác nhân- và xem Bảng: Một số thuốc chống chỉ định phụ nữ cho con bú Một số thuốc chống chỉ định phụ nữ cho con bú

Trình bày một số thuốc không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi
) hoặc qua tiếp xúc da với những người chăm sóc đang sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ (ví dụ như scopolamine cho bệnh say tàu xe, malathion cho bệnh chấy rận, diphenhydramine cho ngộ độc lá thường xuân).

Tác dụng phụ, thậm chí tử vong, đã xảy ra ở trẻ em được điều trị bằng các thuốc không cần kê đơn trong bệnh ho và cảm lạnh, các thuốc chứa kháng histamin, thuốc co mạch chống ngạt mũi, và thuốc giảm ho dextromethorphan. Các khuyến cáo hiện nay là không nên dùng cho trẻ < 4 tuổi.

Cơ thể trẻ em có đặc điểm giải phẫu, sinh lý riêng khác người lớn và trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Do đó vấn đề... sử dụng thuốc cho trẻ em, ngoài việc hiểu rõ tác dụng dược lý của thuốc còn phải đánh giá khả năng dung nạp thuốc cũng như phản ứng của cơ thể trẻ đối với loại thuốc mà bé sẽ dùng.

Đặc điểm các đường dẫn thuốc vào cơ thể

Đường uống:

-          Thường sử dụng nhất trừ trường hợp bệnh nhân không chịu uống, ói, hôn mê.

-          Không nên ép trẻ uống thuốc vì dễ sặc vào đường hô hấp

-          Tốc độ hấp thu thuốc ở trẻ em sẽ giảm theo thứ tự sau: dung dịch, huyền phù, viên nén, viên nén dạng thải chậm.

Đường trực tràng:

-          Rất thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhi hôn mê, co giật, ói nhiều vì sử dụng qua đường này có tác dụng nhanh do niêm mạc trực tràng hấp thu tốt và dễ làm.

-          Thuốc có thể bị phá hủy bởi các men tiêu hóa. Sử dụng thuốc qua đường này có nhược điểm là sự hấp thu thuốc không hằng định và một số thuốc có thể gây kích thích tại chỗ trực tràng.

Tiêm bắp: Ít dùng và nên tránh ở trẻ nhỏ vì khối cơ nhỏ

Tiêm mạch:

-          Khi cần đạt nồng độ thuốc nhanh và cao trong máu

-          Nếu cần truyền tĩnh mạch ở trẻ nhỏ nên dùng bơm tiêm tự động.

Thuốc thoa da hay nhỏ niêm mạc:

-          Da trẻ em mỏng nên khi dùng thuốc thoa phải cẩn thận. Không nên bôi trên một diện tích rộng vì dễ gây ngộ độc như: betadin. Ở trẻ sơ sinh tỷ lệ giữa diện tích da và cân nặng gấp ba người lớn, do đó dễ ngấm thuốc qua da gấp 3 lần.

-          Nhỏ mắt: cẩn thận khi dùng đặc biệt dùng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh hay có corticoid.

-          Nhỏ mũi: thường dùng nhất là nước muối sinh lý. Không được dùng các dung dịch dầu để nhỏ mũi vì nếu bé bị sặc thì dầu sẽ vào phổi. Không được dùng thuốc co mạch tại chỗ ở trẻ nhỏ (rhinex).

Khí dung (aerosol): Khí dung ngày càng được dùng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị, biện pháp này cho phép đưa một lượng lớn thuốc vào cơ thể đến vị trí tác động của nó và giảm được tác dụng không mong muốn ở toàn thân. Chỉ có các phân tử thuốc có kích thước 0.5 – 1 micron là đến và lắng đọng trong phế nang. Khí dung (aerosol) tốt hơn loại xịt (netbulization) vì kiểm soát được liều lượng và dùng được ở mọi lứa tuổi, ít gây ngộ độc. Thuốc thường dùng nhiều nhất ở trẻ em trong phun khí dung là salbutamol trong điều trị hen phế quản và viêm tiểu phế quản.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ em

Chỉ định thuốc phải cụ thể như:

-    Ghi rõ tên thuốc (thương mại và hoặc biệt dược)

-    Hàm lượng của một đơn vị (viên, ống , gói)

-    Số lần dùng trong ngày

-    Số lượng một lần dùng

-    Đường dùng (uống hay chích hay nhét hậu môn hay ngậm dưới lưỡi).

-    Thời gian dùng

-    Nếu thuốc được kê toa, phải ghi thêm tổng số liều cần dùng cho một đợt điều trị, tên bệnh nhân, tuổi, cân nặng (và chiều cao nếu cần).

Cách tính liều lượng thuốc cho trẻ em:

1/ Theo kinh nghiệm:

- Trẻ sơ sinh dùng liều = 1/8 liều người lớn - Trẻ dưới 6 tháng dùng liều = 1/5 liều người lớn. - Trẻ 1 tuổi dùng liều = 1/4 liều người lớn. - Trẻ 3-4 tuổi dùng liều = 1/3 liều người lớn - Trẻ 7 tuổi dùng liều =1/2 liều người lớn. - Trẻ 12 tuổi dùng liều = 2/3 liều người lớn. - Trẻ 15 tuổi dùng liều = liều người lớn.

2/ Theo cân nặng:
Ví dụ: Người lớn dùng 1mg/kg cân nặng thì:

- Trẻ < 1 tuổi là 2 mg/kg - Trẻ 1- 4 tuổi là 1,75mg/kg - Trẻ 4-7 tuổi là 1,5 mg/kg - Trẻ 7-15 tuổi là 1,25mg/kg - Trẻ >15 tuổi là 1 mg/kg

3/ Theo diện tích da:

                                

Diện tích da trẻ em(m²) x liều người lớn Liều lượng thuốc = ----------------------------------------------------

                                                           1,73 m²

*Bảng đối chiếu diện tích da của cơ thể : cân nặng(kg); Diện tích da(m²):

P(kg).......3,5........7........12.....19......30......40......50
S(m²).......0,25......0,35...0,5....0,75....1.......1,25....1,5


Một số thuốc có ngưỡng gây độc và ngưỡng điều trị rất gần nhau nên khi sử dụng cho trẻ em phải rất cẩn thận

Ví dụ: Theophyline, digoxin, aminozides, một số thuốc ức chế miễn dịch, chống động kinh là những thuốc cần phải đo nồng độ thuốc trong máu khi sử dụng nó nhiều lần hay dài lâu. Còn nếu không thể đo được nồng độ thuốc trong máu thì tốt nhất là không nên sử dụng, còn nếu bắt buộc phải sử dụng thì phải theo dõi sát các dấu hiệu ngộ độc thuốc của nó.

Ở cơ thể người hai cơ quan chính để đào thải thuốc là gan và thận. Tuy nhiên ở sơ sinh hai cơ quan đó lại chưa hoàn chỉnh.

Một số thuốc tan trong dầu, mỡ và một số thuốc có thể thấm qua hàng rào máu não của trẻ dưới 16 tháng được. Vì thế phải cẩn trọng vì dễ gây phản ứng phụ lên hệ thần kinh trung ương (ví dụ như primperan).

Ảnh hưởng của thuốc ở từng giai đoạn

-    Giai đoạn bào thai (12 tuần đầu): một số thuốc người mẹ dùng có thể gây dị tật bẩm sinh như thalidomide gây dị tật tay chân hải cẩu, testosterone gây nam hóa bào thai nữ.

Thuốc

Nguy cơ

Thailidomide

Phocomélie

K, u mạch (hémangiome)

Dị tật tim

Teo ruột

Androgene

Methotrexate

Cyclophosphamide

Corticosteroide

Quinine

Nam hoá bào thai nữ

Dị dạng xương

Di dạng não (vô sọ)

Chẻ võm hầu

Dị dạng thận, điếc, chậm phát triển tâm thần

 -    Giai đoạn thai nhi các thuốc kháng giáp có thể gây bướu giáp ở trẻ lúc sanh. Tetracycline gây ảnh hưởng đến răng.

-    Lúc sắp sinh : các thuốc giảm đau có á phiện, thuốc gây mê, thuốc giảm huyết áp, thuốc an thần có thể gây ức chế hô hấp

-    Lúc sơ sinh: cloramphenicol gây hội chứng xám, trụy tim mạch ở trẻ sơ sinh. Sulfamide dễ gây tích tụ gián tiếp tại nhân xám não bộ. Sinh tố K tổng hợp có thể gây tán huyết

-    Trẻ nhỏ nếu dùng các loại thuốc á phiện như morphine và dẫn xuất dễ gây ức chế hô hấp vì vậy không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Aspirin gây xuất huyết tiêu hóa, phenothiazine gây các dấu hiệu thần kinh ngoại tháp. Sinh tố A, D liều cao, quinolone thế hệ thứ hai, tetracycline… có thể gây tăng áp lực sọ não.

-    Ở trẻ bú mẹ, một số thuốc cho người mẹ có thể bài tiết qua sữa như: thuốc ngủ (barbiturates), salicyclate, iodide, thiouracyl, cascara (thuốc sổ).

Tài liệu tham khảo

-          Sử dụng thuốc ở trẻ em - BS. Ngô Văn Bách

-          Sử dụng thuốc trong nhi khoa – Bs. Nguyễn Văn Thanh

-          Trang web tra cứu thông tin thuốc: http://www.mims.com

-          Thông tin kê toa của các thuốc.


Tin mới hơn:

<< Trang truớc