Uống thuốc sau bao lâu thì được uống trà

[QNO] - Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc làm giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.

Ảnh minh họa.

Trà xanh mặc dù được coi là thần dược với sức khỏe và có khả năng phòng chống ung thư nhưng nó cũng gây ra nhiều bệnh nếu bạn uống quá nhiều hoặc không đúng cách.

Uống ngay sau bữa ăn

Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 - 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.

Uống chè xanh quá nóng

Khi uống chè xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

Mặc dù một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 - 500C là vừa.

Dùng nước trà xanh uống thuốc

Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.

Uống chè xanh vào lúc đói

Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.
annin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều a-xít hơn.

Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ

Nước chè xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống chè xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

Uống nước chè xanh để qua đêm

Lý do, khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.

Uống quá nhiều

Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều a-xít hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.

Mặc dù được coi là thần dược của sức khỏe nhưng nếu uống trà xanh quá nhiều hoặc không đúng cách, bạn có thể sẽ mắc nhiều bệnh.

ÁNH NHIÊN [EAT THIS, NOT THAT]   -   Chủ nhật, 03/10/2021 19:00 [GMT+7]

Cà phê

Khi bạn đang dùng thuốc kháng viêm điều trị bệnh thì tuyệt đối không dùng chung với cà phê vì điều này cực kỳ không tốt cho dạ dày của bạn. Bên cạnh đó, khi uống các loại thuốc ngủ điều trị chứng mất ngủ thì việc sử dụng cà phê cũng làm giảm hiệu quả.

Nước trà

Với các loại thuốc chống nấm phổ biến như Metronidazol, Griseofulvin, Ketoconazol... tuyệt đối không uống chung với nước trà. Vì trong trà có chất Tanin làm giảm sự hấp thu hoặc mất tác dụng.

Ảnh minh hoạ một số nước uống bạn không nên dùng để uống thuốc. Đồ hoạ: A.N 

Nước có gas

Một số loại nước ngọt trên thị trường hiện nay có chứa caffein. Do đó, khi sử dụng chung với các loại thuốc có thành phần sắt sẽ tạo ra tủa khó hấp thu. Việc thường xuyên dùng nước ngọt để uống thuốc có thể gây nên bệnh sỏi thận. 

Sữa

Uống sữa giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng sữa để uống thuốc thì lượng canxi này sẽ cản trở sự hấp thu của một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Vì vậy, để thuốc uống được phát huy hết tác dụng bạn không nên uống cùng với sữa.

Nước trái cây

Nhiều loại nước trái cây khi dùng uống thuốc sẽ làm tác dụng của thuốc hoặc gây nên tác dụng phụ, đặc biệt là nước ép bưởi. Một số nghiên cứu cho thấy, hợp chất Furanocoumarins trong nước ép bưởi làm mất tác dụng của enzyme CYP3A4 trong màng ruột. Enzyme này có khả năng phân giải nhiều loại thuốc. Do đó, không khuyến khích uống thuốc bằng nước ép trái cây.

Bia, rượu và thức uống có cồn

Khi đang sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt... nếu dùng thêm bia, rượu sẽ làm gan bị tổn thương. Ngoài ra, rượu bia còn làm tăng độc tính của Paracetamon, Aspirin gây nên tình trạng suy thận, hại dạ dày.

ANTD.VN - Có một số loại thực phẩm mà bạn không nên sử dụng khi đang uống thuốc, bởi chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ khác.

Việc tiêu thụ thực phẩm chua hoặc đồ uống có chứa nhiều axit cũng có thể hạn chế sự hấp thu của thuốc khi vào cơ thể

Dứa

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh loãng máu, cần nên tránh ăn dứa bởi loại quả này chứa chất bromelain, có thể ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh của thuốc. Ngoài ra, bromelain trong dứa phản ứng với thuốc kháng sinh, thuốc an thần điều trị trầm cảm, stress. Nếu mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạn cũng không nên ăn loại quả này.

Chuối

Những người đang uống thuốc điều trị bệnh cao huyết áp thì không nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kali như: chuối, cam và các loại rau xanh lá. Bởi, nếu ăn các thực phẩm này có thể dẫn đến nồng độ kali cao, gây rối loạn nhịp tim, hồi hộp, điều này không hề tốt đối với bệnh nhân cao huyết áp.

Sữa tươi

Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước. Bạn cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ để tránh làm giảm các công dụng đặc trị của thuốc.

Trà xanh

Mặc dù trà xanh là một thức uống có nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư, nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa. Đặc biệt, không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Bạn có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.

Tôm, cua, cá, chất béo

Khi uống các kháng sinh như tetracycline, doxycyclin, không được ăn tôm cua. Ngoài ra, các sản phẩm chứa nhiều chất béo khác cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy - một tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh. Mỡ làm giảm sự tiết dịch vị dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn chậm đi, điều đó có nghĩa sau khi ăn, thuốc sẽ được hấp thu chậm hơn.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tinh bột

Một số loại rau quả có chứa nhiều chất xơ hoặc các loại đậu cũng có thể gây tiêu chảy nặng thêm khi bạn đang dùng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, các thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì tuy có thể tăng cường chất sắt và canxi cho cơ thể nhưng lại cản trở khả năng hấp thụ một số thuốc kháng sinh khi vào cơ thể.

Thực phẩm có tính axit

Khi đang dùng kháng sinh, nhiều người có thói quen uống nước cam, quýt để giảm sự khó chịu khi dùng thuốc. Thế nhưng, nước cam có chứa nhiều axit, cần uống xa thời gian dùng thuốc kháng sinh [khoảng 3 giờ] vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit. Ngoài ra việc tiêu thụ thực phẩm chua hoặc đồ uống có chứa nhiều axit cũng có thể hạn chế sự hấp thu của thuốc khi vào cơ thể. Đặc biệt nguy hiểm là nước ép bưởi, nó có khả năng làm tăng hay thay đổi tác dụng của rất nhiều loại thuốc.

Rượu

Thuốc kháng sinh và rượu có thể có tác dụng phụ tương tự nhau. Vì thế, nếu bạn uống cả hai cùng một lúc, chúng có thể gia tăng nguy cơ buồn nôn, chóng mặt hoặc buồn ngủ... Chưa kể, một số loại thuốc kháng sinh như tinidazole, metronidazole và sulfamethoxazole trimethoprim có nhiều khả còn năng gây ra những phản ứng nghiêm trọng nếu bạn uống rượu khi uống chúng.

Cà phê

Những người đang trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn cần tuyệt đối không sử dụng đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê. Tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân dùng thuốc này bao gồm đánh trống ngực, căng thẳng và dễ bị kích thích. Nếu uống cà phê cùng với thuốc làm giãn phế quản có thể khiến những triệu chứng trên thêm nặng hơn.

Tỏi

Tỏi là một thực phẩm thường được sử dụng nhiều trong hầu hết các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên không nên dùng tỏi cùng thuốc tiểu đường. Bởi vì hai thứ này kết hợp cùng nhau sẽ làm đường huyết hạ xuống đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề