Caả cuộc đời này tôi mang tội lỗi năm 2024

Chúng ta chắc đều phải đồng ý rằng cảm giác tội lỗi đúng là một gánh nặng quá lớn. Nói nôm na là việc đó có thể khiến bạn cảm thấy như đang phải mang một thứ gì đó rất nặng nề trên vai vậy. Nếu bạn cho phép việc đó xảy ra, thì cảm giác tội lỗi có thể giam cầm và phá huỷ cuộc sống của chính bạn.

Đây chính là hình thức cơ bản của quá trình tự phản lại với bản thân.

Tôi có tin tốt cho bạn đây... Đó là bạn sẽ không còn phải mang những cảm xúc tiêu cực này thêm một ngày nào nữa.

Nếu bạn đã từng dành thời gian ra để xem xét tất cả những cảm xúc mà mình đã trải qua thì chắc hẳn bạn sẽ thấy có những thứ vốn cơ bản như “buồn” hay “vui.” Đây là trạng thái cảm xúc rất dễ hiểu và ta thường biết lý do đằng sau chúng. Dựa trên trang “Tâm lý học ngày nay”, những cảm xúc này là phần cứng, là phần cảm xúc bẩm sinh của con người, có nghĩa là ai cũng có chúng và dễ dàng nhận thấy ở cả bản thân lẫn người khác.

Như ta đều đã biết, cuộc sống đôi khi sẽ có những rắc rối. Khi cuộc sống khó khăn sẽ dẫn đến việc các cảm xúc không-mấy-vui-vẻ gia tăng, và những thứ cảm xúc hỗn loạn này sẽ cố gắng huỷ hoại một ngày của bạn, hoặc tệ hơn, là cả cuộc đời.

Vậy, làm thế nào để ngừng việc cảm thấy có lỗi lại? Bạn sẽ biết được điều đó sau khi đọc bài viết này.

NỘI DUNG

  1. Định Nghĩa Cảm Giác Tội Lỗi
  2. Tại Sao Ta Thấy Có Lỗi
  3. Cảm Giác Có Lỗi Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Bạn?
  4. Tác Dụng Phụ Của Cảm Giác Tội Lỗi
  5. Làm Sao Để Ngừng Cảm Thấy Có Lỗi Và Giải Phóng Bản Thân
  6. Lời Kết

Caả cuộc đời này tôi mang tội lỗi năm 2024

Định Nghĩa Cảm Giác Tội Lỗi

Có nhiều định nghĩa khác nhau về cảm giác tội lỗi tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn nhận chúng. Tôi thì lại đồng ý nhất với cách tiếp cận theo hướng nhận thức, rằng cảm giác tội lỗi là một loại cảm xúc mà con người ta trải qua khi họ bị thuyết phục rằng mình đã gây hại đến ai đó.

Đây là một cái bẫy mà rất nhiều người phạm phải, kể cả tôi. Đôi khi, nỗi ám ảnh về những tác hại có khả năng xảy ra mà đã bạn gây ra cho ai đó sẽ dẫn đến cảm giác tội lỗi. Chúng ta rất dễ tự đánh giá sai tình huống hoặc hành vi của người khác đối với mình.

Dù bạn có tự lý giải bao nhiêu đi chăng nữa thì cảm giác có lỗi vẫn thật tệ. Câu hỏi được đặt ra ở đây là... Tại sao chúng ta lại cảm thấy có lỗi? Một khi bạn biết được cảm giác ấy bắt nguồn từ đâu thì bạn sẽ có thể biết cách ngăn chặn nó và giải phóng tâm trí để tập trung vào những thứ tốt hơn cho chính mình.

Tại Sao Ta Thấy Có Lỗi

Cảm giác tội lỗi là một trải nghiệm cá nhân, nghĩa là những thứ làm bạn cảm thấy có lỗi chưa chắc đã là một mối quan tâm trong mắt người khác. Tất cả đều quy về tiêu chuẩn đạo đức của riêng bạn. Nếu bạn nghĩ việc gì đó là sai trái, mà tôi lại không nghĩ thế, bạn sẽ có cảm giác có lỗi vì đã làm việc đó trong khi tôi hoàn toàn không bận tâm đến.

Về cốt lõi thì cảm thấy tội lỗi là một cách để nhận biết rằng ta đang không sống đúng theo giá trị và tiêu chuẩn mà mình đã đặt ra. Theo như Brené Brown từng nói: “Cảm xúc tội lỗi lưu giữ lại những việc mà ta đã làm hoặc những việc không thể sửa được, nhưng chúng lại không đúng với những giá trị mà ta đã đặt ra, thành ra những việc ấy khiến ta cảm thấy bị ức chế tâm lý.”

Nguyên nhân phổ biến nhất của cảm giác tội lỗi đến từ những việc bạn đã làm hoặc không làm. Khiến bản thân thất vọng là một chuyện, nhưng khiến người khác thất vọng lại là một công thức hoàn hảo để bạn tự trải nghiệm cái cảm giác luôn có lỗi ấy, và việc đó cũng có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ.

Cảm Giác Có Lỗi Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Bạn?

Cũng như đa số các cảm xúc tiêu cực khác, cảm giác tội lỗi là thứ mà ta không nên có. Cứ ép bản thân nghĩ tới nghĩ lui về những lựa chọn sai lầm có thể khiến bạn trở nên điên dại và muốn thay đổi quá khứ.

Nhưng, như ta vẫn luôn biết, một khi đã phóng lao thì phải theo lao.

Khi bạn cảm thấy có lỗi, bạn thường bật ngay chế độ tự vệ. Nhiều người thì tự nhủ rằng hành động của họ có lẽ không nguy hại như thực tế nó vốn xảy ra. Đôi khi, ta lại cố gắng tìm cách để tin rằng người bị hại xứng đáng với điều đó. Đây chỉ là lối suy nghĩ ích kỷ mà thôi.

Khi ta bị buộc phải đánh giá lại những suy nghĩ của mình, ta thường trở nên dễ cáu gắt hoặc bảo vệ chính mình, đây gọi là cơ chế tự vệ. Mặt khác, nếu chấp nhận được lỗi lầm của mình rồi thì ta lại thường cố gắng bù đắp cho điều đó.

Vì vậy nên nếu bạn đã làm cho ai đó buồn, bạn nên làm mọi thứ trong khả năng để khiến người đó vui trở lại. Mặc dù giúp người khác cảm thấy vui vẻ hơn là một việc tốt, nhưng nó cũng có thể gây ảnh hưởng xấu lên trạng thái cảm xúc của bạn.

Điều quan trọng cần nhớ là việc cố gắng duy trì hoặc sửa chữa một mối quan hệ thông qua cảm xúc tội lỗi không nhất thiết phải là một việc làm lành mạnh. Hãy lựa chọn cẩn thận, và hiểu rằng bạn không thể thay đổi quá khứ, chỉ có thể viết lại tương lai mà thôi. Nếu người quan trọng đấy không thể đồng cảm với khái niệm trên thì đã đến lúc bạn suy nghĩ lại về mối quan hệ của mình rồi đấy.

Caả cuộc đời này tôi mang tội lỗi năm 2024

Tác Dụng Phụ Của Cảm Giác Tội Lỗi

Khi bạn thấy có lỗi, thường khoảng thời gian đó bạn cũng sẽ cảm thấy căng thẳng đầu óc. Nếu bạn liên tục nghĩ về những việc đã làm thì chúng cũng sẽ chỉ ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể bạn mà thôi. Đó là lý do mà bạn cần phải đánh giá xem việc đó ảnh hưởng thế nào đến phương diện thể chất của mình.

Cảm giác tội lỗi ảnh hưởng xấu đến cả những người có trạng thái tinh thần vốn đã mong manh và yếu đuối. Việc đấy góp phần đáng kể vào quá trình trầm cảm và lo lắng, vì nó thường liên quan đến những góc nhìn tiêu cực về bản thân.

Bạn càng nghĩ nhiều về mọi việc thì sẽ càng lún sâu vào nó hơn. Nếu cứ liên tục nhắc đi nhắc lại về những hành động đó, bạn sẽ chỉ chiếm dụng trí não mình vào việc không đâu thay vì có thể suy nghĩ nhiều thứ tích cực hơn.

Đừng để cảm giác tội lỗi ăn mòn cả những phần tuyệt vời của bạn. Để bản thân nghỉ ngơi đi. Cuộc sống quá ngắn để mà lúc nào nhìn đâu cũng thấy lỗi lầm. Chưa kể cảm giác tội lỗi còn không tốt cho sức khoẻ nữa.

Làm Sao Để Ngừng Cảm Thấy Có Lỗi Và Giải Phóng Bản Thân

Bạn có khả năng thiết lập lại não để ngừng cảm thấy có lỗi. Cảm thấy có lỗi về việc gì đó sai trái mà mình đã làm trong quá khứ là việc hết sức bình thường, nhưng khi bạn cứ giữ lấy cái ý nghĩ đó trong thời gian quá lâu, có khả năng nó sẽ điều khiển cả cuộc đời bạn không chừng.

Đó là lý do tại sao chuyện luyện lại não để không còn cảm thấy có lỗi lại quan trọng đến thế. Chúng ta sẽ bắt đầu với việc học cách đối phó với cảm giác tội lỗi một cách chủ động hơn.

1. Làm chủ quyết định

Khi bạn đã hiểu rõ về quyết định của mình và cân đong đo đếm một cách cẩn thận, bạn sẽ không còn cảm thấy có lỗi nữa. Nếu cứ đau đầu suy nghĩ mình nên làm khác đi thì sẽ chỉ khiến bạn tẩu hoả nhập ma thôi. Khi bạn đã đứng ra chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình thì bạn sẽ không còn phải nghĩ ngợi nhiều về nó nữa và có thể tiếp tục cuộc sống rồi.

Nhiều người mắc kẹt với những suy nghĩ tội lỗi là do họ đã quyết định mà không xem xét kĩ hậu quả. Nên như một lẽ đương nhiên, bọn họ thường tự vẽ ra nhiều trường hợp khác nhau và việc đó khiến họ bị căng thẳng cũng như có lỗi. Đừng để cuộc sống liên tục xô vào bạn. Hãy để nó tiếp bước phục vụ bạn.

Cách tốt nhất để làm được điều đó là ra quyết định và tự chủ với những quyết định đó. Khi bạn đã lựa chọn một quyết định nào đó (dù cho nó không phải là phương án tốt nhất), bạn cũng đã đánh dấu chủ quyền lên cái quyết định đó rồi. Đây là cách bạn giảm bớt cảm giác tội lỗi cũng như xấu hổ và giành lại quyền lực của chính mình.

2. Luyện tập lòng trắc ẩn đối với bản thân

Bạn không hoàn hảo và không ai mong bạn hoàn hảo cả. Chúng ta đều sẽ có lỗi lầm. Đừng tự phá hoại chính mình nhiều quá khi mà cuộc sống đã đủ khắc nghiệt với chúng ta rồi.

Điều quan trọng phải hiểu là tha thứ cho bản thân không có nghĩa là bạn đã ngay lập tức rũ bỏ trách nhiệm cho những hành động của mình. Thay vào đó, việc ấy có nghĩa là cuối cùng bạn cũng đã có thể buông bỏ hận thù với chính mình và giải toả tâm trí.

Lần tới nếu như bạn cảm thấy có lỗi về một việc gì đó, hãy thử tha thứ cho bản thân xem. Làm việc đó thường xuyên vào, như là công việc hàng ngày vậy. Nói với bản thân rằng bạn đã làm đủ tốt rồi và bỏ qua những sai trái. Bạn xứng đáng với điều đó mà.

Caả cuộc đời này tôi mang tội lỗi năm 2024

3. Phản ánh hành động của mình

Bạn không thể thay đổi bất cứ điều gì trừ khi bạn có thể phán ánh lại một cách gần gũi hơn những hành động mình đã làm mà khiến bản thân cảm thấy có lỗi. Tự nhận thức vốn là nền tảng của sự phát triển cá nhân.

Khi đã chấp thuận những hành vi phản ảnh của mình, chúng ta buộc phải đi sâu vào tìm hiểu để có thể hiểu rõ chính mình hơn.

Cảm giác tội lỗi dẫn đến những hành vi không mang lại lợi ích gì cho chính mình như việc liên tục nhai lại quá khứ. Việc đó sẽ làm tổn hại đến chính quá trình tự nhận thức bằng cách khiến bạn muốn rời bỏ thực tại.

Chạy trốn khỏi nguyên nhân khiến bạn cảm thấy có lỗi vốn là hành động vô nghĩa. Vậy thì tại sao lại còn cảm thấy tội lỗi nữa? Đừng đổ lỗi cho bất kì điều gì khác mà hãy chấp nhận rằng mình đã đóng vai trò trong việc đó. Khi làm được điều ấy rồi, bạn có thể bắt đầu tự hỏi vì sao mình lại phạm phải sai lầm như vậy.

4. Học hỏi từ sai lầm

Bạn cũng là con người mà, nhớ không? Điều đó có nghĩa là bạn được quyền làm hỏng việc. Đó là một phần của quá trình trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình.

Cứ khi nào bạn cảm thấy mình đã làm sai gì đó, điều quan trọng là dành thời gian ra để suy nghĩ mình muốn thay đổi điều gì để mọi việc có thể tốt hơn.

Cách tốt nhất để tránh rơi vào vòng xoáy của cảm giác tội lỗi là hãy đặt câu hỏi cho chính mình: “Mình học được gì từ sai lầm này?” Nếu như không thể tiến về phía trước và học hỏi từ những lỗi lầm, thì rất có thể là bạn đang trừng phạt chính mình vì điều đó đấy.

Khi chúng ta dùng cảm giác tội lỗi như một bàn đạp để rút ra kinh nghiệm, thì ta vốn cũng đang tự chữa lành mình khỏi những tội lỗi đó rồi.

Đừng xin phép ai chỉ để giải thoát chính mình. Hãy dành phần thưởng tuyệt vời ấy cho bản thân của bạn đi.

Lời Kết

Đừng để cảm giác tội lỗi điều khiển cuộc sống của bạn. Thật phí phạm khi sống mà chỉ biết nhìn về những sai lầm. Cuộc sống vốn ngắn ngủi. Hãy tha thứ cho bản thân, tiến về phía trước và sống một cuộc đời hạnh phúc.

Bạn đã sẵn sàng để ngừng cảm thấy có lỗi và giải phóng tâm trí chưa? Hãy hít thở thật sâu và bắt đầu đi nào. Cuộc đời đang chờ bạn phía trước đấy.

--

Tác giả: Ashley Elizabeth

Link bài gốc: How To Stop Feeling Guilty And Free Your Mind

Dịch giả: NaTaKuNo - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: NaTaKuNo - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.