Cách sử dụng điện thoại khi trời mưa

Trên thực tế vẫn có trường hợp bị sét đánh trúng khi sử dụng điện thoại nhưng đó chỉ là ngẫu nhiên mà thôi.

Mùa mưa đã bắt đầu đến và kèm theo đó là những đợt sấm sét khiến cho nhiều người cảm thấy lo ngại về việc sử dụng các thiết bị điện tử vào mùa mưa. Đặc biệt là đối với smartphone, nhiều người lo ngại rằng mình có thể sẽ bị sét đánh trúng khi sử dụng điện thoại vào lúc trời mưa to. 

Trên thế giới và ngay cả Việt Nam cũng đã có trường hợp bị sét đánh trúng khi dùng điện thoại dưới trời mưa. Cách đây ít năm, trang 24h.com đã đăng tải thông tin một em nhỏ ở Huế đã bị sét đánh khi đang chơi game trong nhà lúc trời mưa bão.

Hay một cô gái 22 tuổi đang nghe điện thoại khi tham gia lễ hội âm nhạc Country Thunder tại Wisconsin cũng đã bị sét đánh trúng và tử vong.

Cách sử dụng điện thoại khi trời mưa

– Ảnh:Internet

Vậy, sử dụng điện thoại dưới trời mưa có thể bị sét đánh trúng hay không?

Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và các chuyên gia nghiên cứu đưa ra kết quả rằng việc sét đánh trúng khi đang sử dụng điện thoại chỉ là trường hợp ngẫu nhiên và không có nhiều trường hợp xảy ra. 

Cụ thể, trong một bài đăng trên trang Chicago Tribune mình đọc được cách đây khoảng 1 năm, ông John Jensenius, chuyên gia về sấm sét ở Cục dự báo thời tiết quốc gia, thuộc Cơ quan Quản lý Khí quẩn và Đại dương Hoa Kỳ nói rằng, không có mối nguy hiểm nào về sấm sét liên quan đến điện thoại.

Một số chuyên gia khác cũng có nhận xét rằng, sóng điện thoại không thể hút sấm và sóng điện từ phát ra từ điện thoại rất yếu không thể biến nó thành cột hút sóng được.

Nhưng, việc sử dụng điện thoại ngoài chỗ trống như ở ruộng đồng, hoặc bãi đất trông rất nguy hiểm. Mặc dù không có khả năng hút sóng như điện thoại được cấu thành từ rất nhiều kim loại, mà kim loại thì lại có đặc tính hút sấm sét.

Do đó, nếu như anh em ở nơi trống chỉ có chiếc điện thoại là vật có thể hút sấm duy nhất thì có thể anh em rất dễ bị sét đánh trúng khi trời mưa bão.

Dù gì thì anh em vẫn nên cẩn thận trong việc sử dụng điện thoại khi trời mưa, đặc biệt không nên vừa sạc vừa dùng, vì lỡ như sét đánh trúng đường dây điện thì sẽ dẫn đến nguy cơ cháy nổ thiết bị đang sạc.

Từ đầu mùa mưa đến nay, liên tục xảy ra những tai nạn sét đánh, trong đó có nhiều trường hợp tử vong khi đang sử dụng điện thoại di động. Vì vậy nếu khi đang di chuyển trên đường, bạn chưa kịp về nhà thì cần tìm ngay những nơi trú ẩn an toàn, hạn chế thấp nhất hoặc tuyệt đối không sử dụng smartphone ngoài trời khi bão đang đổ bộ.

Còn khi bạn đang ở nhà, tuyệt đối ko sạc điện thoại khi bão đổ bộ vì sét đánh gây nguy cơ chập điện rất cao, đồng thời hãy ngắt toàn bộ các kết nối wifi, 3G,… khi không thực sự cần thiết.

Bạn làm gì để bảo về Smartphone của bạn

Điện thoại luôn kè kè bên bạn mà đa phần người dùng smartphone đều để thiết bị của mình trong túi quần, nơi dễ bị tấn công khi những cơn mưa ập tới.

Để bảo vệ những thiết bị smartphone khỏi trời mưa, có vô vàn cách thức khác nhau để thực hiện điều đó. Cách thức đơn giản nhất là cất smartphone vào những nơi tránh tiếp xúc với nước mưa như cốp xe, trong túi chống nước hoặc người dùng đơn giản chỉ cần… mặc áo mưa che vị trí để smartphone của mình.

Tuy nhiên, đó là những cách chủ động, còn nếu bị động thì làm sao ? Bạn cần có biện pháp phòng ngừa từ trước để an tâm hơn. Bạn cũng có thể mua thêm các loại túi đựng điện thoại, ốp chống nước đều giúp smartphone chống chọi lại những cơn mưa không mong muốn.

Làm gì khi smartphone “dính” nước

Vậy nhưng, sẽ ra sao nếu như smartphone ngấm nước? Việc phát hiện ra smartphone ngấm nước càng sớm sẽ càng dễ dàng xử lý hơn đồng thời cơ hội “cứu sống” smartphone cũng sẽ tăng cao hơn. Nếu như smartphone đã bị dính nước, không quan trọng dù còn sử dụng được hay không, điều đầu tiên cần làm chính là tắt nguồn thiết bị. Một số người dùng vì chủ quan khi điện thoại dính nước mà vẫn hoạt động được đã gặp phải trường hợp smartphone phát nổ.

Tiếp theo, lau sạch nước bám trên bề mặt thiết bị. Sau khi lau sạch bên ngoài, hãy tháo rời các linh kiện như pin, thẻ nhớ cũng như Sim điện thoại. Với những sản phẩm không thể tháo rời pin, hãy tháo bỏ Sim và thẻ nhớ (nếu có) để tránh làm ảnh hưởng tới những linh kiện này.

 Khi các linh kiện đã được tháo bỏ, sử dụng tủ chống ẩm hoặc các hạt chống ấm bao phủ lên smartphone. Quá trình này sẽ giúp làm cho nước bên trong thoát ra khỏi smartphone. Một số chuyên gia gợi ý hãy để smartphone trong tủ chống ẩm khoảng 1 ngày để nước thoát hết ra ngoài.

Đặt smartphone vào tủ chống ẩm hoặc để trong bát sâu có chứa hạt hút ẩm, gạo rang… Tuyệt đối không sử dụng máy sấy để làm khô thiết bị vì nhiệt độ từ máy sấy có thể làm hỏng các mối hàn bên trong bảng mạch.

Trong khoảng thời gian chờ smartphone khô, hãy lau sạch những linh kiện được tháo ra như Sim, thẻ nhớ. Sao lưu các dữ liệu cần thiết đề phòng trường hợp smartphone “chết yểu”. Khi smartphone khô, sử dụng bông tăm để lau nốt các phần cổng kết nối như chân sạc, USB, jack tai nghe. Trong quá trình thấm nước, rất có thể bụi bẩn dính vào những cổng kết nối này, làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng.

Hơn 40 người bị sét đánh trong 45 ngày

Ngày 4-5, trong lúc trú mưa tại đồi Hương (xã Đắc Sú, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum), ông A KLanh (41 tuổi) và vợ là Y A (38 tuổi, ngụ thôn Đắc Giao, xã Đắc Sú) bị sét đánh. Tai nạn khiến ông A KLanh tử vong tại chỗ, còn bà Y A bị thương nặng, mất thính giác.

Xảy ra ở ngoài đồng ruộng, chiều 2-6 hai chị em Hoàng Thị Dung (46 tuổi) và Hoàng Thanh Quân (24 tuổi, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) gặp nạn. Cụ thể, khoảng 14 giờ cùng ngày, Dung và Quân ra ngoài ruộng làm việc. Đến tối không thấy hai chị em về, gia đình ra ngoài ruộng tìm thì phát hiện họ đã chết. Tại hiện trường, xác chị Dung nằm cạnh chiếc cuốc, còn Quân tay cầm tay quay máy bơm nước.

Gặp nguy hiểm với chiếc điện thoại, ngày 25-5, trời đổ mưa kèm theo sấm sét đang gặt lúa giữa đồng, anh Lò Văn Chung (31 tuổi) có chuông điện thoại và lấy ra nghe. Ngay lúc đó, anh Chung bị một tia sét đánh trực diện. Nam thanh niên này tử vong tại chỗ, sáu người đang gặt lúa xung quanh bị thương. Cùng sử dụng điện thoại di động trong lúc mưa giông, 16 giờ chiều 15-6, em Đỗ Trọng Vũ (sinh 1992, xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) bị sét đánh tử vong.

Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong tháng 5 nửa đầu tháng 6 cả nước đã có trên 40 trường hợp bị sét đánh. Trong đó có 10 người tử vong.

Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á

Theo TS Nguyễn Xuân Anh (Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu – Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam), Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông ở Việt Nam tương đối dài với số ngày giông trung bình khoảng 100 ngày/năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ/năm.

Trên nền hoạt động giông tương đối mạnh này vẫn có độ chênh lệch khá lớn về mức độ hoạt động giông ở các vùng. Có những nơi có số giờ giông nhỏ như Cam Ranh - Khánh Hòa (55 giờ/năm), bên cạnh đó lại có khu vực đạt số giờ giông tới 489 giờ/năm như ở A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Có thể giải thích sự chênh lệch này bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có sự phân chia lãnh thổ bởi những dãy núi cao có hướng khác nhau.

Những vùng hoạt động giông mạnh là những vùng có nhiễu động khí quyển mạnh mẽ và có địa hình thuận lợi cho việc hình thành các dòng thăng. Việt Nam là khu vực nhiệt đới nên nguy cơ giông sét có thể xảy ra bất cứ khu vực nào, có thể kể tới một số khu vực tiêu biểu như ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội...

Rất khó dự báo giông sét, TS Xuân Anh chia sẻ. Cụ thể, theo Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, công tác dự báo đã có tiến bộ nhất định tuy nhiên việc đầu tư mạng lưới ở nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng vậy bởi diễn biến của mây giông rất nhanh, rất khó dự đoán chính xác sét đánh vị trí nào. Hiện nay, công nghệ ở Việt Nam đã có thể dự báo sét trước từ 30 phút đến 1 tiếng.

Hiện viện Vật lý Địa cầu đã thử nghiệm công nghệ cảnh báo sớm ở một số địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam, hiệu quả cảnh báo sớm được trên 90%. Từ năm 2003, viện đã xây dựng mạng trạm định vị sét gồm tám trạm trên địa bàn cả nước...

Tuyệt đối không dùng điện thoại có dây khi giông sét

Tư vấn về việc có nên dùng điện thoại khi trời giông sét, TS Xuân Anh khẳng định, vẫn có thể sử dụng điện thoại di động bình thường. Sóng điện thoại di động không thể hút sét. Tuy nhiên điện thoại cố định có dây sẽ rất nguy hiểm. Nếu sét đánh gần đó sẽ lan truyền rất nhanh qua hệ thống dây dẫn điện thoại. Khi có mưa giông, tuyệt đối không nên dùng điện thoại cố định có dây.

Một số trường hợp, năng lượng tia sét không tiêu tán ngay tại chỗ mà truyền theo mặt đất. Khi nạn nhân đứng trên đường truyền đó có thể bị liệt. Sét cũng lan truyền khi nạn nhân nói chuyện điện thoại bàn có dây dẫn, cầm vào các dây cáp, dây ăng ten dẫn từ ngoài vào nhà, TS Xuân Anh nhấn mạnh.

Về cách phòng chống “thiên lôi”, các chuyên gia cho biết, trong trường hợp không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa. Tránh xa các vật dụng kim loại, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao hồ...Nên tìm chỗ khô ráo, người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, nhón chân, không được nằm xuống đất, không được đứng thành nhóm đông.

Nếu đang đi trên đường, cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, khí lạnh, gió. Tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt.

TUỆ NAM

Thực hư việc điện thoại di động "hút sét"?

(NLĐO) - TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, cho rằng điện thoại di động không "hút" sét như nhiều người lầm tưởng, song điện thoại bàn có dây lại rất nguy hiểm

  • Quảng Nam: Mưa dông kèm lốc xoáy khiến nhiều nhà dân bị tốc mái

  • Mìn nổ khi trời dông sét, 3 người tử vong

  • Chiều tối nay, Sài Gòn sẽ "hứng mưa dông, sét lớn, triều cường"

  • Không khí lạnh tăng cường, cần đề phòng dông, sét

Ngày 9-6, tại hội thảo Tập huấn truyền thông nâng cao nhận thức về phòng tránh và chống sét cho cộng đồng dân cư TP Vũng Tàu do Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức, TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, đã chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích.

Ngoài các vấn đề liên quan đến phòng chống sét, TS Nguyễn Xuân Anh còn cho biết thêm về việc điện thoại di động có thực sự "hút sét" như những đồn đại hay không. Ông Xuân Anh khẳng định nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng sóng điện thoại di động không thể hút sét do điện từ phát ra từ điện thoại di động rất yếu, không đủ để trở thành cột hút sét như nhiều người nghĩ.

Cách sử dụng điện thoại khi trời mưa

TS Nguyễn Xuân Anh chia sẻ kiến thức về giông sét cho người dân Vũng Tàu

Khi phóng viên thắc mắc về việc trước đây từng có người bị sét đánh, người đứng gần kể rằng thời điểm đó người bị nạn đang nghe điện thoại thì ông Xuân Anh cho rằng có thể đó chỉ là sự trùng hợp.

Theo ông Xuân Anh, điện thoại di động không "hút sét" nhưng điện thoại bàn thì khác. Khi trời giông sét, sử dụng điện thoại cố định có dây sẽ rất nguy hiểm. Sét có thể thâm nhập đường điện, cáp điện thoại và lan truyền khoảng cách xa. Vì vậy, khi xảy ra giông sét tuyệt đối không nên dùng điện thoại bàn có dây.

"Người dân Bà Rịa - Vũng Tàu nói rằng Bãi Sau Vũng Tàu là nơi hút sét, thường người tắm biển bị sét đánh ở khu vực này. Tuy nhiên, do đây là khu vực tập trung đông người tắm biển nên xác suất bị sét đánh cao hơn các khu vực khác. Nếu những bãi khác ở Vũng Tàu cũng đông người tắm khi xuất hiện sét thì vẫn bị sét đánh bình thường" - ông Xuân Anh giải thích.

Bảng hướng dẫn phòng chống sét an toàn cho người

Giông sét tại Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là "giông nhiệt", xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5, sau đó ít dần và quay lại từ tháng 9 đến tháng 10; thường hoạt động mạnh vào buổi chiều tối và đạt cực đại vào 17 giờ. So với trong nước thì giông sét ở Bà Rịa-Vũng Tàu ở mức trung bình. Bà Rịa - Vũng Tàu đã đặt 4 trạm cảnh báo sét sớm ở Vũng Tàu và 10 trạm chống sét dọc các bãi tắm.

Theo ghi nhận, trong những năm qua, tại khu vực Bãi Sau, TP Vũng Tàu xảy ra nhiều vụ sét đánh khi du khách đang tắm biển, vui chơi, trong đó có trường hợp tử vong.