De thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi 2014

Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 chuyên Lê Khiết môn Vật lý - Năm học 2014-2015 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • De thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi 2014
    de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_chuyen_le_khiet_mon_vat_ly_nam.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 chuyên Lê Khiết môn Vật lý - Năm học 2014-2015 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐỀQUẢNG CHÍNH NGÃI THỨC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi: Vật lý Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề thi này gồm 02 trang) Bài 1: (2,0 điểm) Ba người đi xe đạp xuất phát từ A, chuyển động thẳng đều để đi đến B. Người thứ nhất và người thứ hai xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng là v1 10 km/h và v2 12 km/h, còn người thứ ba xuất phát sau hai người kia là 30 phút. Biết khoảng cách giữa hai vị trí gặp nhau của người thứ ba lần lượt với hai người đi trước là 5 km. Tìm vận tốc của người thứ ba. Bài 2: (1,5 điểm) Ba bình cách nhiệt đựng ba chất lỏng khác nhau. Các chất lỏng có khối lượng bằng nhau. o o o Nhiệt độ các chất lỏng ở bình I, bình II và bình III lần lượt là t 1= 15 C, t2= 10 C, t3= 20 C. Nếu 1 o đổ lượng chất lỏng ở bình I vào bình II thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t 12= 12 C. 2 1 Nếu đổ lượng chất lỏng ở bình I vào bình III thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là 2 o t13=19 C. Hỏi nếu đổ cả ba chất lỏng vào cùng một bình thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua mất mát nhiệt lượng trong quá trình trao đổi nhiệt; thể tích của các bình đủ lớn để chứa được cả ba chất lỏng và các chất lỏng không phản ứng hóa học với nhau. Bài 3: (1,5 điểm) Cho đoạn mạch như hình 1. Biết vôn kế có điện trở rất B D lớn; bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây nối. R2 a) Mắc vào A, B một hiệu điện thế không đổi R1 R3 UAB 15V và nối vôn kế vào hai điểm C, D, số chỉ vôn kế là A C R 10 V. Tính tỉ số 2 . Hình 1 R1 b) Mắc vào C, D một hiệu điện thế không đổi UCD 15 V, nối vôn kế vào hai điểm A, B, số chỉ vôn kế là 10 V, và khi thay vôn kế bằng ampe kế thì số chỉ ampe kế là 0,6 A. Tính R 1, R2 và R3. Bài 4: (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình 2. Biết hiệu điện thế không đổi + U - R1 U = 12V; R0 = 3 ; R1 và một biến trở R 2. Điều chỉnh biến trở B R2 để công suất trên R2 là lớn nhất. Hãy: P2 R0 A a) Tìm biểu thức tính P2 theo U, R0 và R1. b) Tính R1, nếu công suất cực đại P 2 trên R2 bằng 3 lần R2 công suất trên R1. Hình 2 Bỏ qua điện trở các dây nối. -Trang 1/2-
  2. Bài 5: ( 2,0 điểm) Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính O 1 cho một ảnh cùng chiều và cao gấp 4 lần vật. Biết tiêu cự của thấu kính là f 1 = 20 cm. Không sử dụng trực tiếp công thức thấu kính. a) Xác định khoảng cách từ vật đến thấu kính. b) Đặt thêm một thấu kính phân kì O2 có tiêu cự f2 = 20cm sao cho trục chính của hai thấu kính trùng nhau, khoảng cách giữa hai thấu kính là O1O2= 30cm. Đặt vật AB vuông góc với trục chính vào trong khoảng giữa hai thấu kính, biết O 1A = x. Tìm x để vị trí hai ảnh của vật AB qua hai thấu kính trùng nhau. Bài 6: (1,0 điểm) Cho một ống thủy tinh rỗng hình chữ U (hở hai đầu), một cốc đựng nước nguyên chất có khối lượng riêng D0, một cốc đựng dầu hỏa và một thước dài có độ chia nhỏ nhất đến mm. Trình bày phương án thực nghiệm để xác định khối lượng riêng D của dầu hỏa. HẾT Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị thứ nhất: . Giám thị thứ hai: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT NĂM HỌC 2014-2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ Bài Tóm tắt cách giải Điểm 1/ Gọi v3 là vận tốc của người thứ ba, điều kiện v3 12 km/h. (2,0 đ) Khi người thứ ba xuất phát thì người thứ nhất cách A là l 1 v1.0,5 10.0,5 5 km và người thứ hai cách A là 0,25 l 2 v2.0,5 12.0,5 6 km. Gọi t1 và t2 là thời gian khi người thứ ba xuất phát cho đến khi gặp người thứ nhất và gặp người thứ hai. Ta có: 0,25 v3t1 l 2 v1t1 l 5 2 0,25 t1 v3 v1 v3 10 0,25 0,25 -Trang 2/2-
  3. v3t2 l 1 v2t2 l 1 6 0,25 t2 v3 v2 v3 12 Mặt khác, ta có: 0,25 v3 t2 t1 5 0,25 6 5 2 v3 5 v3 27,5v3 150 0 v3 12 v3 10 Giải ra và chọn được nghiệm v3 20 km/h. 2/ Gọi khối lượng nước ở mỗi bình là m. (1,5 đ) m - Khi đổ 1/2 chất lỏng ở bình 1 vào bình 2: c (t t ) mc (t t ) 2 1 1 12 2 12 2 0,25 m c t mc t 1 1 2 2 c t 2c t 15c 20c t 12o C 2 1 1 2 2 1 2 c 0,75c (1) 12 m c 2c c 2c 2 1 0,25 c mc 1 2 1 2 2 1 2 m - Khi đổ 1/2 chất lỏng ở bình 1 vào bình 3: c (t t ) mc (t t ) 2 1 13 1 3 3 13 0,25 m c t mc t 1 1 3 3 c t 2c t 15c 40c t 19o C 2 1 1 3 3 1 3 c 2c (2) 13 m c 2c c 2c 3 1 0,25 c mc 1 3 1 3 2 1 3 - Khi đổ lẫn cả ba chất lỏng với nhau, nhiệt độ hỗn hợp là tx, ta có: 0,25 mc1(tx t1) mc2 (tx t2 ) mc3 (t3 tx ) mc1t1 mc2t2 mc3t3 c1t1 c2t2 c3t3 tx mc1 mc2 mc3 c1 c2 c3 o Thay giá trị số và sử dụng (1), (2) ta được tx 16,7 C 0,25 -Trang 3/2-
  4. B D R2 R1 R3 A C Hình 1 3/ a) (0,5đ) Khi đặt HĐT vào hai đầu A, B (1,5đ) thì mạch gồm R1 và R2 nối tiếp. Ta có: UR 2 UCD 10 V, UR1 UAB UR 2 15 10 5 V. R U 10 0,25 2 R 2 2 R U 5 1 R1 0,25 b) (1,0đ) Khi đặt HĐT vào hai đầu C, D thì mạch gồm R3 nt R2 . Ta có: U 'R 2 U 'AB 10 V, U 'R3 U 'CD U 'R 2 15 10 5 V. R U ' 10 2 R 2 2 R 2R . 2 3 0,25 R3 U 'R3 5 - Khi thay vôn kế bằng ampe kế thì mạch gồm (R1//R2) nt R3. Ta có: R1R 2 2R1 R12 R1 R 2 3 2R 2R 5R R R R R 1 R 1 1 0,25 3 12 3 3 1 3 3 IR1.R1 0,6.R1 IR1 IA 0,6 A; IR 2 0,3 A R 2 2R1 I IR1 IR 2 0,9 A U ' 15 50 5R 50 R CD 1 R 10 Ω. I 0,9 3 3 3 1 0,25 0,25 Vậy ΩR 1và RΩ3. 10 R 2 20 -Trang 4/2-
  5. +U- R1 R0 B r A R2 Hình 2 4/ a) (1,25đ) Điện trở toàn mạch: R= R0 + RAB (2,0đ) R1.R2 R2 (R0 R1) R0.R1 = R0 + R1 R2 R1 R2 0,25 - Dòng điện mạch chính: U U (R1 R2 ) I= 0,25 R R2 (R0 R1) R0 R1 Từ hình vẽ ta có: UR1R2 U2= UAB=I.RAB= R2 (R0 R1) R0.R1 0,25 2 2 2 U2 U .R1 .R2 - Công suất trên R2 : P2= = 2 R2 R R R R R 2 0 1 0 1 0,25 Vận dụng bất đẳng thức côsi ta có: 2 2 2 2 2 U .R1 .R2 U .R1 .R2 U .R1 P2 = 2 4R (R R ).R R 4R (R R ) R2 R0 R1 R0 R1 2 0 1 0 1 0 0 1 2 U .R1 Vậy P2MAX= 0,25 4R0 (R0 R1) R0 R1 b) (0,75đ) P2MAX khi R2(R0 +R1) = R0R1 => R2 = (1) R0 R1 0,25 2 P1 1 U AB R2 1 Mặt khác theo bài ra ta có: = => .2 = P2 3 R1 U AB 3 R2 1 => = => R1=3R2 (2) 0,25 R1 3 Từ (1) và (2) Giải ra ta có: R2= 2 ; R1=6  0,25 5/ a) (0,75đ) Vì ảnh là ảnh ảo cao gấp 4 lần vật => thấu kính hội tụ. Hình vẽ (2,0đ) B1 0,25 B I A1 A O1 F’1 Tam giác ABO1 đồng dạng tam giác A1B1O1 ta có: AB AO1 d1 ' (1); A1B1 A1O1 d 1 Tam giác O1IF1 đồng dạng tam giác A1B1F’1 ta có: ' ' O1I O1F 1 O1F 1 f1 ' ' (2); A1B1 A1F'1 A1O1 O1F 1 d 1 f1 -Trang 5/2-
  6. AB d f f d 1 20 d Từ (1) và (2): 1 1 1 1 1 => d = 15(cm) ' ' 1 0,50 A1B1 d 1 d 1 f1 f1 4 20 Khoảng cách từ vật đến thấu kính là 15cm. Hình vẽ b)(1,25đ) Để 2 ảnh của vật qua 2 thấu kính trùng nhau thì phải là 2 ảnh ảo. 0,25 B1 I1 B I2 F2 B2 F1 O1 A A1  A2 O2 Gọi khoảng cách từ O1 đến A là x: O1A = x = d1 ; (x d’2 = ; d 2 f 2 (30 x) 20 50 x 20.x 20(30 x) Theo đề: d’1 + d’2 = 30 30 0,25 20 x 50 x x2 – 70x + 600 = 0 0,25 Giải ra có 2 nghiệm: x = 10cm thỏa mãn điều kiện bài toán (x<30); x = 60cm (loại); 6/ - Vẽ hình đúng bình thông nhau chứa nước và dầu hỏa khi ổn định. 0,25 (1,0đ) - Đổ nước vào bình chữ U, sau đó đổ từ từ dầu vào một nhánh, hai chất lỏng này không trộn lẫn được với nhau, vì dầu nhẹ hơn nước nên mực mặt thoáng của dầu ở một nhánh cao hơn mực mặt thoáng của nước ở nhánh bên kia. 0,25 - Xét áp suất tại hai điểm A, B trên cùng một mặt phẳng nằm ngang ở trong hai nhánh của bình thông nhau . Biết điểm A nằm tại đáy của cột dầu hỏa. - Dùng thước kẻ chia đến mm đo chiều cao h d cột dầu từ điểm A đến mặt thoáng. Tương tự dùng thước kẻ đo chiều cao h n cột nước từ điểm B đến mặt -Trang 6/2-
  7. thoáng. 0,25 Ta có: Áp suất do khí quyển P0 và do cột dầu hỏa gây ra tại điểm A bằng áp suất do khí quyển P0 và do cột nước gây ra tại điểm B nên: P0 + dd.hd = P0 + dn.hn Hay 10. D. hd = 10.Dn.hn Khối lượng riêng của dầu hỏa được tính theo công thức: h D = D . n n 0,25 hd Ghi chú: Ngoài HDC trên, nếu học sinh làm theo cách khác mà vẫn đúng bản chất vật lý và kết quả số thì cho điểm tối đa. Nếu học sinh làm đúng từ trên xuống nhưng chưa ra kết quả thì đúng đến bước nào cho điểm đến bước đó. Nếu học sinh làm sai trên, đúng dưới hoặc xuất phát từ những quan niệm vật lí sai thì dù có ra kết quả đúng vẫn không cho điểm. -Trang 7/2-

De thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi 2014

Kiến tạo thế hệ ưu tú

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

đã xây dựng thành công một đội ngũ kỹ sư Al/Phần mềm tuyệt vời. Chúng tôi đang tìm cách phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các công ty khởi nghiệp trong các lĩnh vực mà Al thực sự có thể tạo ra đột phá.

Thứ sáu - 29/04/2016 05:20

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO              KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT

  QUẢNG NGÃI                                       NĂM HỌC 2014- 2015    

Môn thi: Ngữ văn

ĐỀ CHÍNH THỨC                         Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I/ Đọc- hiểu văn bản (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                                                Sông được lúc dềnh dàng

                                                Chim bắt đầu vội vã

                                                Có đám mây mùa hạ

                                                Vắt nửa mình sang thu

                                                                        (Ngữ văn 9, tập II, tr70, NXB Giáo dục, 2005)

a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Em có nhận xét gì về sự chuyển động của cảnh vật qua những từ láy đó?

c. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên.

Phần II/ Làm văn: (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) với chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một niềm hạnh phúc lớn”.

Câu 2: (5.0 điểm)

… Thuyền ta lái gió với buồm trăng                  Ta hát bài ca gọi cá vào.

Lướt giữa mây cao với biển bằng.                       Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,                              Biển cho ta cá như lòng mẹ

Dàn đang thế trận lưới vây giằng.                       Nuôi lớn đời ta từ thuở nào.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,                                 Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Cá song lấp lánh đước đen hồng,                                    Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.                    Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.                         Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

                                                         (Trích “Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận.

                                                         Ngữ văn 9, tập 1 tr 139, NXB Giáo dục 2005)

Hãy phân tích hình ảnh người lao động đánh cá trên biển trong đoạn thơ trên. Từ đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của ngư dân trong việc bảo về chủ quyền biển đảo quê hương.

………..…. HẾT ……………….

Đáp án đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT

QUẢNG NGÃI                                             NĂM HỌC 2014- 2015    

Môn thi: Ngữ văn

                                                                   Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC     

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I/ Đọc- hiểu văn bản (3.0 điểm)

a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Sang thu? Tác giả Hữu Thỉnh. (Mỗi ý 0,5 điểm)

b. Những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: dềnh dàng, vội vã. Nhận xét về sự chuyển động của cảnh vật qua những từ láy đó: sự chuyển động vừa chậm (hoặc chầm chậm …) vừa nhanh (hoặc hối hả…). (Mỗi ý 0,5 điểm)

c. Nội dung của đoạn thơ:Miêu tả sự chuyển giao của đất trời thật kì diệu. Tất cả cảnh vật đều hiện lên vẻ đẹp riêng, đó là một mùa thu dịu dàng mà xôn xao đã đến. (1.0 điểm)  

Phần II/ Làm văn: (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Học sinh có nhiều cách trình bày, song phải đảm bảo số câu qui định (từ 7 đến 10 câu, đảm bảo về hình thức và nội dung của đoạn văn nghị luận với chủ đề: “Được sống trong tình yêu thương là một niềm hạnh phúc lớn” với các ý cơ bản sau:

  • Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là một phương diện quan trọng nói lên bản chất đời sống con người.
  • Sống trong tình yêu thương, mỗi người sẽ thấu hiểu những nét đẹp đẽ của gia đình, người thân, đồng loại và của chính mình, là động lực giúp mỗi người sống tốt đẹp hơn, có thêm niềm tin sức mạnh.
  • Nếu sống thiếu tình thương, con người sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương hướng.
  • Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc lớn của mọi người.
  • Điểm 2.0: Trình bày đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt tốt
  • Điểm 1.5: Đảm bảo các yêu câu trên nhưng còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
  • Điểm 1.0: Viết được đoạn văn nghị luận xã hội nhưng chưa đảm bảo được các ý cơ bản theo yêu cầu
  • Điểm 0.5: Bài viết đoạn văn nhưng không hiểu đề, viết lan man hoặc quá sơ sài
  • Điểm 0: Không viết được gì

Câu 2: (5.0 điểm)

Hiểu đề, bài làm thể hiện được kĩ năng nghị luận về đoạn thơ. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả…

+ Phân tích đoạn thơ.

+ Liên hệ thực tế.

Sau đây là một số gợi ý:

  • Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm “ Đoàn thuyền đánh cá”, đoạn trích và hình ảnh những ngư dân đánh cá giữa biển đêm.
  • Phân tích đoạn thơ
    • Những ngư dân say sưa làm việc trong tiếng hát thâu đêm với niềm phấn khởi tự hào (về cuộc đời mới, về sự chuyển mình của đất nước, về sự giàu đẹp của biển cả….)
    • Họ lao động giữa sóng gió muôn trùng với sự nhiệt tình, với niềm lạc quan tin tưởng công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
    • Đoạn thơ Đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giưa thiên nhiên và con người lao động. Đoạn thơ còn có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
  • Liên hệ
  • Với ngư dân, nghề biển là nghề cha truyền con nối, biển đảo là quê hương của hàng trăm họ hàng trăm năm nay, họ lớn lên ở biển, sống với biển. Những khó khăn của  ngư dân là vừa lao động mưu sinh kiếm sống vừa trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển của tổ quốc. Đối với họ, ra khơi không chỉ vì miếng cơm manh áo cho cuộc sống hằng ngày mà còn góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

  • Khẳng định hình ảnh những người ngư dân lao động trên biển trong đoạn thơ thật đẹp, thật đáng trân trọng. Hình ảnh của họ chính là vóc dáng của dân tộc một thời hào hùng.
    • Điểm 5.0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể có vài sai sót nhỏ.
    • Điểm 4.0: Đáp ứng được phần lớn những yêu câu trên, bố cục rõ rang, mạch lạc, còn vài sai sót nhỏ.
    • Điểm 3.0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài lỗi diễn đạt.
    • Điểm 2.0: Bài viết có nội dung nhưng chưa rõ ràng mắc một vài lỗi diễn đạt.
    • Điểm 1.0: Bài viết sơ sài thiếu nhiều ý, diễn đạt còn lủng củng, sai nhiều lỗi…

    ………………………………….Hết …………………………………

    Xem thêm đề thi về: