Trường kinh tế quốc dân có những ngành nào năm 2024

Cùng với hàng hà sa số những thông tin trên mạng, việc lựa chọn ngành, nghề nào thuộc lĩnh vực kinh tế cũng là “một bài toán khó” đối với nhiều học sinh. Hãy cùng Y-Magazine số 04 của Câu Lạc Bộ Nhà Kinh Tế Trẻ YEC-NEU trả lời “Mười vạn câu hỏi” liên quan đến các ngành kinh tế top đầu tại Đại học Kinh tế quốc dân nhé!

Show

Kinh tế on top không phải trending, không phải Youtube, không phải trên Zing. Từ nhiều năm trở lại đây, việc lựa chọn khối ngành kinh tế trở thành xu hướng và trào lưu đối với các thí sinh khi đặt bút đăng ký hồ sơ và từ đó tỉ lệ chọi vào các ngành kinh tế cũng trở lên gắt gao hơn bao giờ hết.

Giữa một rừng các thông tin trong các ngành đào tạo về kinh tế, chọn ngành “top” phù hợp với nhu cầu thị trường là mối quan tâm số 1 của các thí sinh. Vậy xu thế thời đại trong hiện tại và tương lai đang thuộc về những ngành nghề nào? Theo các trang tuyển sinh như FPT.edu,... và cùng với sự tìm hiểu và thu thập thông tin, Y-Magazine

04 sẽ đưa cho mọi người cái nhìn toàn cảnh về 7 ngành được coi là ngành hot trong khối ngành kinh tế nói chung và trong trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nói riêng:

Xu thế thời đại gọi tên những ngành nghề nào trong lĩnh vực kinh tế?

Tại sao lại nói bảy ngành trên đang và sẽ là ngành hot trong lĩnh vực kinh tế và dẫn đầu xu thế tương lai thì hãy kéo xuống phía dưới và cùng tìm hiểu với Y-Magazine

04 nhé!

5. Quản trị kinh doanh1. Marketing6. Quản trị nhân lực7. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành3. Thương mại điện tử2. Kinh doanh quốc tế4. Logistics và quản lí chuỗi cung ứng

MARKETING

Nếu là một bạn trẻ luôn muốn bắt kịp trend, luôn muốn sáng tạo và làm mới thì đừng bỏ qua tìm hiểu một ngành vô cùng năng động nhưng cũng đầy thử thách như Marketing. Sản phẩm cho dù có tốt, chất lượng cao, bao bì bắt mắt, giá thành phù hợp nhưng sẽ không bao giờ được người tiêu dùng biết đến là bởi thiếu đi bước vô cùng quan trọng đó là marketing sản phẩm. Theo một cách hiểu đơn giản, Marketing là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng. Trong đó, Marketers (tên gọi của những người làm trong lĩnh vực Marketing) là những người quảng bá hình ảnh doanh nghiệp qua những sản phẩm mà công ty đó bán ra.

Marketing đã được chú trọng từ lâu nhưng chưa bao giờ hết hot bởi ngành này luôn trong tình trạng “khát nhân lực có chất lượng”. Theo một báo cáo của Salaryexplorer.com, mức lương trung bình của một Marketer trong thị trường Việt Nam là 20.300.000đ mỗi tháng (dao động từ 11.000.000đ đến 29.900.000đ), cao hơn 17% so với các công việc khác. Đây có thể là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao ngành Marketing vẫn rất “hot” và thu hút được nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Dựa trên nghiên cứu của Tomorrow Marketer, trong năm 2020 mức lương ngành Marketing vẫn không ngừng tăng.

Marketer vạch ra chiến lược kinh doanh, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp thông qua những sản phẩm cụ thể đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Với chuyên môn về marketing, khi ra trường, sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận…

Marketing ở NEU không chỉ là một ngành được đào tạo chất lượng mà còn là một môi trường hoạt động cho sinh viên vô cùng năng động, hàng loạt các câu lạc bộ về Marketing trong trường cho sinh viên được tiếp xúc với thực tiễn của ngành cũng như có những trải nghiệm thú vị.

Ngành Marketing của Đại học Kinh Tế Quốc Dân vẫn luôn tự hào là một trong những ngành được đào tạo một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất trong khối các trường top về lĩnh vực kinh tế. Năm 2019, ngành Marketing vẫn đứng vững trong top 5 những ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường với hơn 200 chỉ tiêu. Khi học tại trường, bạn sẽ được giảng dạy một cách chuyên sâu và thực tế về ngành qua các học phần như quản trị bán hàng, hành vi người tiêu dùng, digital marketing,…

Điểm chuẩn những năm gần đây chuyên ngành Marketing

2018

23,6

2019

25,6

2017

26,5

Chương trình Chào tân sinh viên (Ảnh: Khoa Marketing)

MARKETING Ở NEU

Kinh doanh quốc tế (International Business) là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh tế. Theo học ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay và đặc điểm phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa.

Ngành Kinh doanh quốc tế là một ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai bởi ngành này đang cần nguồn nhu cầu nhân lực lớn nên sau khi ra trường, cơ hội việc làm rất lớn. Một người hoạt ngôn, năng động, có năng khiếu về tiếng Anh và chịu được áp lực trong môi trường cạnh tranh sẽ rất phù hợp với ngành này. Ngoài ra, lượng kiến thức mà sinh viên Kinh doanh quốc tế được học rất rộng với nhiều cơ hội việc làm ở các ngành nghề khác nhau nên ngành Kinh doanh quốc tế cũng rất phù hợp với những bạn chưa thật sự định hướng rõ ràng về nghề nghiệp.

Có thể nói Kinh doanh quốc tế là ngành nghề vô cùng linh hoạt trong công việc và nhiều vị trí đảm nhận, có thể “chạm” tới gần như mọi khía cạnh của xã hội hiện đại, mang đến cho sinh viên những lựa chọn chuyên ngành đa dạng hơn. Cử nhân Kinh doanh quốc tế có thể chọn lựa từ trở thành chuyên viên marketing; chuyên viên tư vấn kinh doanh quốc tế; Kế toán viên; Giao dịch viên quốc tế đến chuyên viên xuất nhập khẩu,...Bên cạnh sự đa dạng trong cơ hội nghề nghiệp, tiềm năng thu nhập là một trong những yếu tố then chốt tạo động lực cho sinh viên theo học ngành kinh doanh. Theo số liệu mới nhất của TopMBA.com Jobs & Salary Trends Report, mức lương của thạc sĩ kinh doanh (MBA) tại Mỹ và Canada trung bình khoảng 116.300USD một năm, trong khi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì mức lương vào khoảng 85.900USD.

Năm 2019, Kinh doanh quốc tế dẫn đầu về độ hot trong các ngành tại trường Kinh tế quốc dân với số điểm đầu vào cao nhất trong tất cả các ngành.

KINH DOANH QUỐC TẾ

Điểm chuẩn những năm gần đây chuyên ngành Kinh doanh quốc tế

2017

26,75

2018

24,25

2019

26,15

KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG NHU CẦU XÃ HỘI, THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

KINH DOANH QUỐC TẾ Ở NEU

(Ảnh: Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế)

Thương mại điện tử được coi là một ngành sinh sau đẻ muộn so với các ngành khác ở NEU. Nhưng không vì thế mà nó thua kém bất kì ngành nào khác, ngược lại vừa “debut” năm 2018, ngành này đã thu hút được nhiều thí sinh đăng kí nhờ vào sức hút và tiềm năng của nó trong tương lai.

Các sàn thương mại điện tử như Amazon, Tiki, Shopee, Lazada,... đã chẳng còn xa lạ đối với mỗi người. Chúng ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Chính vì thế việc đầu tư vào lĩnh vực Thương mại điện tử chính là một loại hình kinh doanh mới và đầy tiềm năng. Chỉ riêng Việt Nam, năm 2011, tỉ trọng TMĐT chiếm 0.25% thị trường, đạt 154 triệu USD. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2019 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 là 12 tỷ USD. Báo cáo cũng dự đoán thị trường thương mại điện tử sẽ cán mốc 33 tỷ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á.

Có thể thấy, hiện nay mọi ngành nghề đều được áp dụng nền tảng công nghệ số để giúp đẩy nhanh quá trình làm việc, tăng năng suất, giúp thu lại lợi nhuận cao. Vì thế, thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tới.

Nhiều chuyên gia trong và ngoài ngành khẳng định rằng Thương mại điện tử Việt Nam giống như một con sư tử ngủ yên chưa được đánh thức. Đây là ngành dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để thực hiện các giao dịch thương mại, thanh toán điện tử, marketing điện tử,...Ngoài ra, đây chính là xu hướng của thời đại công nghệ 4.0 và cũng là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp phát triển, mở ra cơ hội cho ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Rõ ràng đây chính là một lĩnh vực được quan tâm nhất hiện nay, đầy hứa hẹn và cơ hội nghề nghiệp rộng mở: luôn sẵn có rất nhiều vị trí. Một trong số đó là những công việc truyền thống tương tự như các lĩnh vực khác. Ví dụ, bạn sẽ có kế toán, thủ kho, nhân sự… Ngoài ra còn có các vị trí cần làm việc với đối tác/ khách hàng như bán hàng, thu mua và phát triển kinh doanh….Và còn rất nhiều vị trí quan trọng khác trong TMĐT như online marketing, chiến lược khách hàng trung tâm…Theo báo cáo của iPrice, 5 công ty thương mại điện tử lớn trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Lazada, Shopee, Zalora cùng Tokopedia và Bukalapak của Indonesia mỗi quý đều tạo ra hơn 800 cơ hội việc làm. Đáng chú ý nhất trong số này chính là Shopee. Số lượng nhân viên của công ty này ở các nước Đông Nam Á đã tăng đến 176% chỉ trong vòng hai năm. Có nghĩa là trung bình mỗi ngày, Shopee lại tuyển thêm 3 nhân viên mới.

Điểm chuẩn những năm gần đây chuyên ngành Thương mại điện tử

---

2017

23,25

2018

25,6

2019

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NEU

(Ảnh: Viện thương mại và kinh tế Quốc tế)

Tuy tên gọi có vẻ xa lạ nhưng Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống hiện đại của chúng ta. Đây là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

LOGISTICS TRONG NHU CẦU XÃ HỘI,

THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Cũng như các ngành hot khác, nhân lực về Logistic luôn luôn được săn đón trên thị trường. Đến 2020 này, nhu cầu về Logistic lên đến 25.000 lao động. Đi đôi với sự phát triển kinh tế và ngoại thương của Việt Nam, nhu cầu về nhân lực ngành Logistics, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Mức thu nhập của ngành này cũng cao hơn mặt bằng chung song nguồn cung cấp lao động mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Không có Logistics, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đứng trước nguy cơ bị dừng lại.

Sinh viên ra trường có thể làm ở một số vị trí công việc ở các công ty cung ứng dịch vụ logistics nước ngoài, xuyên quốc gia; các công ty FDI, đa quốc gia; các doanh nghiệp vận tải, hàng không, cảng biển... có thể kể đến như: Nhân viên điều phối; Nhân viên thu mua; Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu; Phân tích viên ngành Logistics; Quản lý dự án/ Giám đốc Logistics; Giám đốc điều hành hay Quản lý chuỗi cung ứng quốc tế,...Khi mới tốt nghiệp, ít kinh nghiệm mức lương rơi vào khoảng 5.000.000-9.000.000đ/tháng. Khi bạn đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường sẽ được tăng lên khá nhiều, dao động vào khoảng từ 8.500.000đ-13.000.000đ/tháng. Theo báo cáo của Jobstreet, khi đã lên đến mức quản lý trong ngành Logistics thì lương của bạn sẽ dao động đến 23.000.000đ/tháng.

LOGISTICS Ở NEU

Cũng giống như Thương mại điện tử, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng mới được đưa vào chương trình đào tạo của NEU vào năm 2018 và đều tạo nên sức hút lớn. Năm 2018 và 2019, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng có điểm đầu vào cao top 3 của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Không chỉ có đội ngũ giảng viên chất lượng đào tạo, giảng dạy mà môi trường phát triển bản thân, rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên ngành này cũng vô cùng đa dạng. Logistics, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử đều thuộc Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - NEU - tổ chức nhiều cuộc thi và chương trình lớn cho sinh viên.

LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Điểm chuẩn những năm gần đây chuyên ngành Logistics

23,85

2018

26

2019

2017

---

QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NHU CẦU XÃ HỘI, THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Sinh viên Quản trị kinh doanh khi ra trường là có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, từ quản trị nhân sự, quản lý tài chính, logistics… đến chăm sóc khách hàng, truyền thông, marketing... và thậm trí còn có thể vươn mình thành những startup kỳ lân trong tương lai.

QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở NEU

Quản trị kinh doanh chưa bao giờ mất đi sức hút đặc biệt là trong thời đại trỗi dậy của hàng loạt doanh nghiệp ra đời và nhu cầu về nhân lực quản trị ngày một tăng cao. Trong năm vừa qua, Việt Nam có thêm gần 132.000 doanh nghiệp, nhu cầu tất yếu về quản trị kinh doanh không hề giảm nhiệt. Trong dòng xu hướng hội nhập quốc tế, với khả năng linh hoạt, tính năng động, sáng tạo và bản lĩnh, nhân sự ngành Quản trị kinh doanh hoàn toàn có thể thử thách mình với môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp và đầy tính cạnh tranh, đãi ngộ hấp dẫn từ các tập đoàn, doanh nghiệp của nước ngoài.

Với độ hot của Quản trị kinh doanh, điểm đầu vào của ngành này cũng luôn luôn "on top". Được thành lập từ 1956, qua gần 65 năm hình thành và phát triển, NEU đào tạo hàng chục nghìn cán bộ, lãnh đạo trong doanh nghiệp, tập đoàn và cơ quan Nhà nước.

Bên cạnh bề dày giảng dạy lâu đời, Quản trị kinh doanh ở NEU còn là một ngành thu hút nhiều sinh viên năng động, tài năng. Tạo môi trường cho sinh viên học tập, vui chơi, trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng cần thiết thông qua các hoạt động của Liên Chi Đoàn, Câu lạc bộ,...

Điểm chuẩn những năm gần đây chuyên ngành Quản trị kinh doanh

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nhắc đến Quản trị kinh doanh, người ta thường nói về nó là ngành dành cho người làm sếp nhưng mọi người có lẽ chưa biết Quản trị kinh doanh còn có nhiều ứng dụng hay ho và thú vị trong các công việc khác. Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp bằng quá trình tư duy và quyết định của nhà quản lý. Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức.

2017

26,25

2018

23

2019

25,25

Chào tân sinh viên khoa QTKD (Ảnh: khoa Quản Trị Kinh Doanh)

Quản trị nhân lực (Human Resource Management – HR) là một trong những yếu tố quan trọng và cơ bản nhất trong công tác quản trị, bởi con người chính là bộ phận nòng cốt, là nguồn lực quan trọng nhất và cũng chính là mối quan tâm hàng đầu khi bàn về sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển một cách bền vững khi có một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, năng suất làm hậu phương.

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG NHU CẦU XÃ HỘI, THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Đối với nền kinh tế - xã hội đang trong thời kì hội nhập đa quốc gia như ngày nay, việc quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp là điều cần thiết, thậm chí đóng vai trò quyết định sự phát triển và tồn tại của bộ máy. Nước ta có đến 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, có nhu cầu sử dụng đến 10.000 người quản trị nhân sự. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành Quản trị nhân lực mặc có mức lương hấp dẫn nhưng các công ty vẫn rất khó khăn để tìm được nhân tài, đặc biệt là quản lý cấp trung và cao cấp. Có thể nói, cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp của người theo ngành này đang và sẽ rất lớn trong tương lai.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân có nhiều cơ hội làm việc tại các Phòng nhân sự, Phòng Tổ chức – Hành chính của các cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước, với các công việc như: Chuyên viên đào tạo quản lý; Chuyên viên tuyển dụng; Chuyên viên dự án nhân sự, tư vấn nhân sự; Chuyên viên truyền thông nội bộ; Chuyên viên xử lí quan hệ nội bộ; Headhunter - săn đầu người,...

Tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, ngành Quản trị nhân lực vẫn là một trong những ngành có điểm tương đối cao và được sự quan tâm của rất nhiều các em học sinh trong quá trình chọn ngành mà mình theo đuổi. Môi trường học tập của các ngành quản trị ở NEU luôn được coi là môi trường năng động.

2017

25,75

2019

24,9

2018

22,85

Điểm chuẩn những năm gần đây chuyên ngành Quản trị nhân lực

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Lễ trao học bổng và chào tân sinh viên

(Ảnh: khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực)

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Ở NEU

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành học đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch,... Đây được xem là ngành "công nghiệp không khói" giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa.

QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ HÀNH TRONG NHU CẦU XÃ HỘI, THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đóng góp một lượng vốn ngoại tệ và giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch), mỗi năm toàn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoảng 8000.000-10.000.000đ/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.

Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể làm việc trong những tổ chức về du lịch, lữ hành và các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác có liên quan như sau: Doanh nghiệp; Cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ, tổng cục, sở ban ngành; Tổ chức phi chính phủ: các hội và hiệp hội du lịch; Đặc biệt là làm việc trong các các cơ sở kinh doanh du lịch, quản lý hoạt động du lịch tại các di sản; các điểm đến, vui chơi giải trí; doanh nghiệp lữ hành,...

QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân tự hào là ngành đào tạo chuyên nghiệp và tốt nhất cho sinh viên trong khối ngành về du lịch và lữ hành. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, sinh viên NEU còn có cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tế tại các khách sạn, doanh nghiệp lớn trong nước. Từ đó, sinh viên có thể tự tin vào những kinh nghiệm thực tế, giúp ứng biến nhanh chóng giải quyết vấn đề.

(Ảnh: Khoa Du lịch & Khách sạn)

QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ HÀNH Ở NEU

2017

24,85

2019

25,25

2018

22,75

Điểm chuẩn những năm gần đây chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành

Chặng đường nước rút đã đến, thi để có một kết quả thật tốt đã quan trọng, lựa chọn ngành học cho tương lai lại càng quan trọng hơn. NEU luôn chờ đón những gương mặt tân sinh viên đầy tài năng và hi vọng các em sẽ có lựa chọn sáng suốt cho tương lai của mình. Dù ngành mình chọn có phải ngành hot, điểm đầu vào cạnh tranh hay không thì cũng hãy quan tâm đến sự yêu thích của bản thân đối với ngành và môi trường đó. Chúc các sĩ tử 2k2 thật mạnh mẽ, tự tin, sáng suốt với lựa chọn của mình và đạt được thành công trong kỳ thi sắp tới!