Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

Khu Bảo tồn thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5- lưu vực sông Đồng Nai - WWF, 2001) nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới được xác định trong “Global 200 Ecoregions”. Là sinh cảnh ưu tiên được xác định bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF 2003-2004). 

Khu Bảo tồn được thành lập với mục tiêu khôi phục lại sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam bộ; tạo ra phạm vi bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn Quốc gia Cát Tiên, bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã, phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử của các di tích, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch sinh thái, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư với các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký KBT thành khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Tổng diện tích tự nhiên của KBT trên 100.303 ha, gồm: 67.903 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha mặt nước (hồ Trị An). Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định thuộc huyện Định Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom, xã Gia Tân thuộc huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai. Khu Bảo tồn nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km (nằm cạnh nhà máy Thủy điện Trị An). Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học, trước đây còn là vùng căn cứ cách mạng với địa danh nổi tiếng Chiến khu Đ.

Đang cập nhật khách sạn gần Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai (Dong Nai Culture And Nature Reserve)

Địa điểm gần đó

Đang tìm kiếm địa điểm gần Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai (Dong Nai Culture And Nature Reserve)

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là một khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển này bao gồm Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An – Đồng Nai, Khu Ramsar Bàu Sấu.[1]

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

Thác Đam Bri ở VQG Cát Tiên - Lâm Đồng

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương và Đăk Nông, với tổng diện tích 966.563 ha, gồm ba vùng: vùng lõi có diện tích 169.072 ha; vùng đệm có diện tích 349.995 ha và vùng chuyển tiếp có diện tích 447.496 ha.[2]

Hình thànhSửa đổi

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được thành lập trên cơ sở mở rộng khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên cũ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Theo Ủy ban UNESCO và Ủy ban MAB Việt Nam, khi xây dựng khu dự trữ sinh quyển tại tỉnh Đồng Nai thì có tới 80% diện tích bảo tồn nằm dưới sự chỉ đạo và quản lý của UBND tỉnh Đồng Nai nên khu dự trữ sinh quyển này được mang tên là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai.[3] Việc đưa thêm 2 vùng lõi là Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu và Khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa Trị An – Đồng Nai cùng với vườn quốc gia Cát Tiên (vùng lõi đã đề cử trước) tạo nên 3 vùng lõi làm thành vùng hành lang bảo tồn mang tính tổng thể, toàn vẹn của các hệ sinh thái đặc trưng cho vùng nhiệt đới mà tỉnh Đồng Nai đang sở hữu.

Các khu vực cấu thành:[3]

  • Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên được thế giới công nhận ngày 10/11/2001 do đáp ứng các tiêu chí của UNESCO, đặc biệt đây là diện tích rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam Việt Nam với rất nhiều loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng, đặc biệt là loài Tê giác một sừng. Các hệ sinh thái tự nhiên rừng đầu nguồn ở đây cực kỳ quan trọng với chức năng điều nước lưu vực sông Đồng Nai, cung cấp nước ngọt vào mùa khô và khống chế ngập lụt vào mùa mưa cho cả một vùng rộng lớn miền Đông Nam Bộ…
  • Khu Ramsar Bàu Sấu rộng hơn 3.500 hécta vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100 – 150 hécta vào mùa khô nằm tập trung ở khu Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú) được Ban Thư ký công ước Ramsar công nhận ngày 4-8-2005.
  • Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu được thành lập vào năm 2003 với tổng diện tích là 64.686 ha. Trong đó, rừng đặc dụng là 59.810 ha và rừng sản xuất là 4.876 ha.
  • Khu Bảo tồn vùng nước nội địa Trị An – Đồng Nai được Thủ tướng phê duyệt năm 2008. Khu này gồm toàn bộ vùng hồ Trị An và các vùng phụ cận thuộc sông Đồng Nai với đa dạng thành phần loài cá và các loài thủy sinh vật khác tạo nên chuỗi và lưới thức ăn phong phú trong hệ sinh thái ao hồ đặc trưng vùng nhiệt đới.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ UNESCO vừa công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại VN
  2. ^ Công nhận Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Lưu trữ 2013-02-23 tại Wayback Machine Báo Thanh Hóa online. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ a b Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai: Cần có sự quan tâm của cả cộng đồng[liên kết hỏng]

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Khu dự trữ sinh quyển thế giới 'mới toanh' ở Đồng Nai Lưu trữ 2011-07-17 tại Wayback Machine
  • HỘI THẢO TƯ VẤN XÂY DỰNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI - TỈNH ĐỒNG NAI Lưu trữ 2010-12-16 tại Wayback Machine

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (gọi tắt là Khu Bảo tồn), cho biết Khu Bảo tồn được thành lập năm 2004 trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị gồm: lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà, Vĩnh An, Trung tâm Quản lý di tích Chiến khu Đ và Trung tâm Thủy sản Đồng Nai.

Hiện Khu Bảo tồn được tỉnh Đồng Nai giao quản lý một diện tích rộng lớn hơn 100.500 ha, trong đó 68.000 ha rừng tự nhiên thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, hồ Trị An có khoảng 78 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích mặt nước hơn 32.500 ha, còn lại là diện tích rừng trồng.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

Một cá thể voi rừng thuộc loài động vật quý hiếm trong Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai

Ảnh Khu bảo tồn cung cấp

Ông Đoàn Văn Hoàn, Trưởng phòng Bảo tồn (Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai), cho biết hệ thực vật ở đây có hơn 1.520 loài, trong đó có 900 loài là cây thuốc có giá trị. Hệ động vật có hơn 1.781 loài, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm như đàn voi châu Á khoảng 20 con, đàn bò tót trên dưới 200 con và nhiều cá thể voi, bò tót nhỏ.

Ông Nguyễn Đức Tú, chuyên gia về sinh quyển, Phó phòng Bảo tồn, cho biết thêm với những giá trị nổi bật về tính đa dạng sinh học, cùng văn hóa bản địa của các tộc người địa phương, năm 2011, Khu Bảo tồn được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5 - lưu vực sông Đồng Nai - WWF) nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng của thế giới được xác định trong “Global 200 Ecoregions”.

Cũng theo ông Tú, Khu bảo tồn là sinh cảnh ưu tiên được xác định bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF), đây cũng là nơi còn lại mảnh rừng mưa nhiệt đới cuối cùng của miền Nam nước ta.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

Tỉnh lộ 761 xuyên qua vùng lõi Khu Bảo tồn

ẢNH ĐỨC NGUYỄN

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hoàng Hảo, Giám đốc Khu bảo tồn, để được công nhận là Vườn di sản ASEAN, đơn vị đề cử phải xây dựng kế hoạch quản lý cho khu vực đề cử theo quy trình gồm 10 bước, ngoài các báo cáo, hội thảo khoa học, ý kiến của Bộ TN-MT và các bộ, ngành liên quan, còn phải tổ chức khảo sát, kiểm chứng thông tin tại thực địa. Sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp Bộ TN-MT hoàn thiện hồ sơ đề cử trình Ban Thư ký ASEAN thông qua Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB).

Vườn di sản ASEAN nhằm bảo tồn các khu vực đa dạng sinh học có tầm quan trọng đặc biệt tại các quốc gia thành viên ASEAN. Các Bộ trưởng về môi trường của ASEAN đã cùng ký kết Tuyên bố ASEAN về việc thành lập các Vườn di sản vào ngày 18.2.2003.

Vườn Di sản ASEAN là các khu bảo tồn được lựa chọn trong khu vực ASEAN, được biết đến với sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái độc đáo, sự hoang dã và các giá trị nổi bật.

Các Vườn Di sản được đánh giá cao nhất vì tầm quan trọng của chúng như các khu bảo tồn để duy trì quá trình sinh thái và hệ thống hỗ trợ sự sống; bảo tồn sự đa dạng di truyền; đảm bảo các loài sử dụng bền vững và các hệ sinh thái; duy trì những vùng hoang dã có giá trị về danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, nghiên cứu và văn hóa, giáo dục...

Theo ông Đoàn Văn Hoàn, một trong những khó khăn hiện nay là công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ lòng hồ Trị An. Trong rừng thì tình trạng săn bắn trái phép động vật hoang dã, lợi dụng khai thác tài nguyên rừng của nhiều hộ dân làm rẫy. Trên hồ Trị An thì vào thời điểm nước cạn, tình trạng người dân lấn chiếm múc đất, đào ao. Tình trạng nuôi cá bè trên lòng hồ Trị An không theo quy hoạch và khuyến cáo. Khi nước cạn, do mật độ nuôi dày, cộng thêm việc người dân dự trữ cá (do xuống giá) và nhiều yếu tố khác tác động, dẫn tới hiện tượng cá chết hàng loạt gây ô nhiễm môi trường.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

Mực nước ở lòng hồ Trị An xuống thấp (ảnh chụp ngày 15.6.2021)

Ảnh: ĐỨC NGUYỄN

Việc chồng chéo chức năng quản lý lòng hồ cũng là một trở ngại. Hiện hồ Trị An có ít nhất 4 - 5 đơn vị quản lý. Theo đó, thủy điện điều tiết nước thì Nhà máy thủy điện Trị An do Điện lực quản lý. Đất ngập nước thì địa phương (các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán), đặc biệt là các xã vùng lõi như Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý (H.Vĩnh Cửu) quản lý. Còn đường sông thì Cục đường thủy nội địa phía Nam quản lý. Khu Bảo tồn chỉ quản lý vùng mặt nước để bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên.

“Lực lượng giữ rừng, giữ hồ thì mỏng, chúng tôi chỉ phát hiện, lập biên bản chứ không có chức năng xử lý. Thu nhập của anh em cũng là một rào cản do mức sống không đủ nhưng chúng tôi không đề cao việc này. Điều quan trọng là các tác động từ bên ngoài vào rừng, vào mặt nước của hồ Trị An”, ông Hoàn trăn trở.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

Biển cảnh báo động vật rừng thường xuyên xuất hiện

Ảnh: ĐỨC NGUYỄN

Ông Nguyễn Đức Tú cho biết thêm các loài sinh vật ngoại lai gây hại cũng đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác bảo vệ hệ sinh thái ở Khu Bảo tồn.

Ông Tú dẫn chứng, thực vật thì có cây mai dương (trinh nữ) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, bèo Nhật Bản… rất khó diệt do phát triển rất mạnh, sống dai. Động vật thì có cá tì bà (cá dọn bể, lau kiếng), ốc bươu vàng... “Chúng tôi không thể được sử dụng hóa chất để tận diệt, mà phải sử dụng phương pháp sinh học và cơ giới thủ công. Cái khó là người ít và kinh phí cũng chẳng có mà làm”, ông Tú nói.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

Hàng rào điện ngăn voi rừng vào trong rẫy của người dân

Ảnh: ĐỨC NGUYỄN

Cảnh báo 'toan tính triển khai các dự án liên quan đến bất động sản du lịch'

Khởi động từ năm 2017, trải qua nhiều khâu thủ tục hành chính nhiêu khê, đến nay UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã phê duyệt đề cương và dự toán dự án “Xây dựng hồ sơ đề cử Khu Bảo tồn thành Vườn Di sản Đông Nam Á (ASEAN)". Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã ký quyết định (số 1527/QĐ-UBND ngày 10.5.2021) phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 của Khu Bảo tồn với tổng kinh phí dự kiến cho cả giai đoạn hơn 1.226 tỉ đồng.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

Một người dân đi nhặt nấm tràm trong khu rừng trồng

Ảnh: ĐỨC NGUYỄN

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, phương án cho thuê môi trường rừng, xây dựng các công trình phục vụ nghỉ dưỡng, giải trí, công viên động vật bán hoang dã (safari), công viên thể thao hàng không Đồng Nai, nuôi chim yến trên các đảo ở lòng hồ Trị An… cần cân nhắc thận trọng.

Ngoài ra, kinh phí cho kế hoạch bảo vệ vừng (85 tỉ đồng), phòng trừ sinh vật hại rừng (200 triệu đồng), nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực (19,8 tỉ đồng)… trong tổng số hơn 1.226 tỉ đồng (nói trên) là quá thấp. Trong khi đó, ngân sách dành cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng lên tới hơn 636 tỉ đồng.

Các nhà khoa học cũng lo ngại và cảnh báo những “toan tính triển khai các dự án liên quan đến bất động sản du lịch” tại khu vực này không những phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn mà còn đi ngược các mục tiêu phát triển bền vững…

Việt Nam hiện có 10 Vườn Di sản và là quốc gia có nhiều khu Vườn Di sản ASEAN nhất trong ASEAN.

  • Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn - công nhận năm 2003)
  • Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum - công nhận năm 2003)
  • Vườn quốc gia Hoàng Liên ( Lào Cai - công nhận năm 2003)
  • Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai - công nhận năm 2003)
  • Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang - công nhận năm 2012)
  • Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh - công nhận năm 2017)
  • Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh - công nhận năm 2019)
  • Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng - công nhận năm 2019)
  • Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh - công nhận năm 2019)
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (Kon Tum - công nhận năm 2019)

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tiếng ảnh

10 Vườn di sản ASEAN ở Việt Nam

Đồ họa: Thông tấn xã Việt Nam

Tin liên quan