Nồng độ acid uric bao nhiêu thì bị gút?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của nhân purin khi bị phá vỡ trong cơ thể. Nồng độ acid uric trong máu cao là dấu hiệu sự chuyển hóa chất này đang bị rối loạn. Khi chỉ số acid uric vượt ngoài ngưỡng cho phép trong một thời gian dài sẽ làm hình thành nên các tinh thể muối monosodium urat.

Các tinh thể muối này sẽ lắng đọng tại mô xung quanh khớp, gây tình trạng viêm khớp - hay còn được gọi là gout. Vị trí các khớp thường bị gout là ngón chân, ngón tay, các khớp bàn tay, cổ tay, đầu gối,… Nếu tình trạng acid uric tăng cao không được phát hiện sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh tại khớp và thận.

Nồng độ acid uric bao nhiêu thì bị gút?

Nồng độ acid uric máu cao là nguyên nhân gây ra gout

Ngăn ngừa nguy cơ mắc gout nhờ kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu

Ngay khi phát hiện nồng độ acid uric cao, cần kịp thời có những biện pháp giúp kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của bệnh bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập,...

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đối với người bệnh có nồng độ acid uric cao hoặc đang bị gout nên có một thực đơn riêng, hạn chế lượng đạm đưa vào cơ thể.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...

- Hạn chế sử dụng bia, rượu, chất lỏng chứa cồn, đồ uống chứa nhiều đường, có ga, …

- Tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất thông qua các loại rau, củ, quả.

- Uống nhiều nước: từ 1,8 - 2 lít nước mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt và luyện tập khoa học

Ngoài đảm bảo chế độ dinh dưỡng hạn chế chất đạm, người bệnh cũng nên tham gia vào một số hoạt động thể dục, thể thao vừa sức. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và thải trừ acid uric trong cơ thể. Nhờ đó, lượng acid uric cũng được loại bỏ ra ngoài một cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, cần tránh các bài tập có khả năng gây chấn thương, bởi điều này có thể làm khởi phát các cơn gout cấp. Một số hình thức có thể áp dụng như đi bộ, đạp xe, tập thể dục nhịp điệu,...

Nồng độ acid uric bao nhiêu thì bị gút?

Vận động nhẹ nhàng giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể

Sử dụng thuốc giảm acid uric máu

Có 3 nhóm thuốc giúp giảm acid uric máu, đó là:

- Nhóm giảm tổng hợp acid uric: Đây là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tay cho người có nồng độ acid uric cao, với cơ chế ức chế men xanthine oxidase làm giảm tổng hợp acid uric trong cơ thể, từ đó làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Một số thuốc phổ biến là Allopurinol, Febuxostat,...

- Nhóm tăng thải trừ acid uric: Thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm này là Probenecid. Bác sĩ thường chỉ định sử dụng Probenecid trong các cơn gout cấp do hiệu quả giúp giảm nhanh nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, cần thận trọng với người bệnh đang gặp các vấn đề liên quan đến thận.

- Nhóm thuốc hủy acid uric: Các thuốc hay gặp trong nhóm này là Pegloticase và Rasburicase. Nhóm thuốc này bản chất là enzym uricase giúp biến đổi acid uric thành allantoin tan trong nước và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

Trong tất cả các nhóm thuốc kể trên, người bệnh cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sỹ. Không tự ý sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Hoàng Thống Phong - Giải pháp hỗ trợ giảm nồng độ acid uric hiệu quả, an toàn

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược lành tính hỗ trợ làm giảm acid uric cao là xu hướng được nhiều người áp dụng hiện nay. Trong các sản phẩm đang được nhiều người mắc bệnh gout tin dùng vì tính an toàn và hiệu quả đó là Hoàng Thống Phong.

Sau gần 15 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong đã đồng hành cùng với rất nhiều người mắc bệnh gout trong hành trình bảo vệ sức khỏe của mình. Với thành phần từ thảo dược, bao gồm trạch tả, ba kích, nhàu, thổ phục linh, nhọ nồi,.... Hoàng Thống Phong hỗ trợ tăng cường chức năng gan và thận, hỗ trợ giúp giảm nồng độ acid uric máu, giảm các triệu chứng đau do gout.

Nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về công dụng của Hoàng Thống Phong, cho thấy kết quả hỗ trợ rất khả quan:

- 88,9% người bệnh sau khi dùng Hoàng Thống Phong có nồng độ acid uric máu đạt ở ngưỡng ổn định.

- 32,3% người bệnh sau khi dùng Hoàng Thống Phong chỉ còn cảm thấy đau tại 1 khớp và ở mức độ nhẹ.

Với kết quả nghiên cứu như trên, người bệnh gout có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả hỗ trợ kiểm soát nồng độ acid uric của Hoàng Thống Phong. Đồng thời, cũng không phải lo về nguy cơ gặp tác dụng phụ vì các thành phần thảo dược lành tính.

Nồng độ acid uric bao nhiêu thì bị gút?

Hoàng Thống Phong - Giải pháp hỗ trợ giảm acid uric máu

Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì thêm về tình trạng acid uric máu và bệnh gout, vui lòng liên hệ số

Chỉ số gút bao nhiêu?

3. Chỉ số axit uric bao nhiêu là bình thường?.

Acid uric cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Nếu chỉ số axit uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới cần điều trị thuốc hạ axit uric. Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.

Axit uric bao nhiêu là gút?

Mức độ 5 và 6: Nồng độ acid uric trong máu 10 – 12 mg/dl (580 – 700 μmol/lít) và > 12 mg/dl (> 700 μmol/lít): thường gặp ở giai đoạn gout mạn tính, khi đã xuất hiện các hạt tophi dưới da.

Chỉ số gút ký hiệu là gì?

Chỉ số acid uric máu chẩn đoán bệnh gout Acid uric máu bình thường: Nam giới: 208 - 428 umol/L. Nữ giới: 154 - 357 umol/L. Khi nồng độ acid uric máu dưới ngưỡng bình thường sẽ không gây hiện tượng lắng đọng tinh thể urat.