Sau sinh bị đau đầu phải làm sao

   Về ăn uống, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, đầy đủ các nhóm chất (chất bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2-2,5 lít/ngày. Bổ sung thêm nước uống sạch và trái cây tươi và cần nói không với nước có ga, nước ép đóng chai nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn. Thường xuyên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như: đi bộ, yoga, bơi lội, thiền.... vừa giúp máu lưu thông tốt, vừa giúp tinh thần thêm sảng khoái, cải thiện được các cơn đau đầu khó chịu.

Theo các số liệu thống kê có đến 50% mẹ thường xuyên bị đau đầu ngay khi khi rời bệnh viện trở về nhà. Triệu chứng đau có thể xuất hiện toàn bộ vùng đầu hoặc chỉ đau nửa đầu.

Sau sinh bị đau đầu phải làm sao
Những cơn đau đầu vừa khiến mẹ khó chịu vừa ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc bé cưng

Nguyên nhân bị đau đầu sau sinh

Một nghiên cứu từ trường Đại học Y khoa Cincinnati thực hiện với 95 phụ nữ sau khi sinh con và công bố kết quả trên Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ cho thấy:

  • 50% sản phụ bị đau nửa đầu do căng thẳng
  • 24% đau đầu tiền sản giật
  • 16% đau đầu do vấn đề ở cột sống
  • 10% sản phụ đầu đầu kèm theo các dấu hiệu bất thường nguy hiểm liên quan đến não bộ

Ngoài ra, những cơn đau đầu còn đến từ:

  • Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể của mẹ sau sinh thay đổi hormone nên tâm trạng thất thường, hay lo âu. Nếu không nhận được sự giúp đỡ từ gia đình trong việc nuôi con có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.
  • Thiếu máu: Lượng máu đổ dồn về bào thai để nuôi em bé suốt 9 tháng trong thai kỳ khiến cơ thể mẹ luôn ở tình trạng thiếu máu. Thêm vào đó là hành trình vượt cạn đầy khó khăn, mất thêm nhiều máu là nguyên nhân cơ bản khiến mẹ bị những cơn đau đầu hành hạ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Những mẹ sinh mổ phải gây tê tủy sống thì sẽ chịu tác động của thuốc cũng là lý do dẫn đến việc mẹ bị đau đầu.

Thông thường, cơn đau sẽ kéo dài từ 3-4 ngày, thậm chí là vài tuần sau đó thì cảm giác đau mới mất đi, nhưng nếu kéo dài dai dẳng mẹ nên đi thăm khám.

Sau khi trải qua cơn đau vượt cạn, đa số phụ nữ sau sinh lại tiếp tục phải chịu đựng những cơn đau. Tùy vào cơ địa từng người mà vị trí bị ảnh hưởng sau sinh đi kèm với những cơn đau là khác nhau. Cùng tìm hiểu những cơn đau sau khi sinh phụ nữ thường gặp qua bài viết dưới đây.

Đau lưng

Nguyên nhân

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, nếu chế độ ăn uống lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi và gây ra loãng xương. Sau khi sinh, sức khỏe của mẹ vẫn ở trạng thái tương đối yếu và chưa kịp phục hồi. Thêm vào đó, mẹ phải cho con bú thường xuyên, vì thế nên lượng canxi bị thất thoát một lần nữa, tạo cơ hội những cơn đau lưng khởi phát

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sinh ra nhiều loại hormone giúp các dây chằng của khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời. Chính điều này làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống khiến vùng lưng kém ổn định, gây đau nhức. Sau khi sinh, các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo, do đó, đau lưng là điều không thể tránh khỏi.

Nhiều bà mẹ có tâm lý để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể phải gồng, gập người hết cỡ làm căng cơ cổ và lưng, gây ra tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy. Nguyên nhân này khá phổ biến trong 1-2 tháng đầu sau khi sinh con. Ngoài ra một số mẹ còn có thói quen cúi người về phía trước khi cho bé bú cũng là yếu tố dẫn đến chứng đau lưng sau sinh.

Sau khi sinh mổ, nhiều phụ nữ bị đau lưng, thậm chí đau hơn so với sinh thường. Nguyên nhân là do mẹ phải gây tê tủy sống, một thao tác giúp thai phụ sinh mổ không bị đau đớn. Ban đầu, triệu chứng đau lưng không rõ, nhưng sau đó sẽ xuất hiện dữ dội kèm tác dụng phụ của thuốc.

  • Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động

Sau khi sinh, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng: nằm yên bất động cả ngày và làm việc quá sức. Đối với trường hợp chỉ nằm bất động trên giường thì khí huyết tích tụ ở vùng chậu và không được lưu thông, từ đó dẫn tới đau lưng. Ngược lại, trong một số trường hợp khi sức khỏe chưa hồi phục, chị em đã làm việc, đi lại nhiều, khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng bị đau ê ẩm.

Phụ nữ sau sinh thường bị tổn thương khí huyết, nếu không chú ý để giữ ấm cơ thể, dễ bị gió lạnh tấn công, xâm lấn sức khỏe, gây ra hiện tượng cơ thể thừa độ ẩm, đau đớn vùng lưng, xương khớp trên toàn cơ thể.

Triệu chứng

Sản phụ bị đau mỏi cơ lưng trong một khoảng thời gian dài.

Sau sinh bị đau đầu phải làm sao

Sau khi sinh có thể mẹ sẽ bị đau mỏi cơ lưng trong một thời gian dài

Cách khắc phục

Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú, kết hợp vận động cơ thể như: xoay, lắc cổ, vặn nhẹ phần thắt lưng… giúp bạn giảm đau nhức, mệt mỏi.

Dưới đây là 3 tư thế cho con bú thoải mái, bạn nên áp dụng:

– Tư thế ngồi ngả lưng về phía sau nghiêng góc 45 độ, có thể dựa lên gối. Lúc này, bé nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để ti.

– Bạn nằm nghiêng và đặt bé song song với mình. Tay đỡ đầu, hướng dẫn bé quay mặt vào bầu vú.

– Tư thế ngồi thẳng lưng, dùng đầu gối làm điểm tựa để giữ bé khi cho bú.

Phương pháp massage, xoa bóp kích thích tuần hoàn máu, đánh tan các cơn đau nhức hiệu quả. Không những vậy, nó còn có tác dụng đẩy lùi stress, giúp tinh thần thoải mái hơn. Mẹ có thể nhờ ông xã hoặc người thân trong nhà giúp đỡ. Nếu có điều kiện hơn, mẹ nên đến các trung tâm uy tín để được chăm sóc tốt nhất.

  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng

Sau Sinh Thường, Mẹ Cần Chăm Sóc Như Thế Nào Cho Đúng?

Một số bài tập có thể áp dụng hằng ngày để cải thiện chứng đau lưng sau sinh:

  • Bài tập 1: Giữ thăng bằng với những đầu ngón chân, chống 2 tay vào tường, chân và lưng ở tư thế thẳng. Sau đó, gập khuỷu tay rồi duỗi ra như tập chống đẩy. Thực hiện liên tục trong 1 phút.
  • Bài tập 2: Nằm ngửa trên sàn nhà, gập đầu gối. Sau đó, thóp bụng, nhấc dần vùng xương chậu lên, giữ tư thế này trong vài giây rồi hạ xuống.

Ngoài ra, mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng đau lưng.

Phụ nữ sau sinh nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để kịp thời bù đắp lại các khoáng chất mất đi trong quá trình sinh, đặc biệt là canxi.

  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, thịt bò, ngũ cốc dinh dưỡng… giúp quá trình hấp thụ canxi diễn ra tốt hơn.
  • Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, thịt bồ câu, các loại đậu…
  • Ăn nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin C, khoáng chất như: nho, cam, táo, chuối, lê, bơ…
  • Nên ăn thịt nạc (heo, gà, bò), tránh ăn thịt mỡ.
  • Nên uống 2-2,5 lít nước/ngày, bao gồm sữa, nước trái cây, nước đun sôi để nguội.

Đau đầu

Nguyên nhân

Có khá nhiều lý do giải thích cho tình trạng đau đầu sau sinh, phân loại thành 2 dạng nguyên phát và thứ phát dựa trên mức độ nghiêm trọng. Mặt khác, bất kỳ yếu tố nào sau đây cũng có thể gây đau đầu nguyên phát (bao gồm cả chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng):

  • Từng có tiền sử bệnh đau nửa đầu
  • Sụt giảm nồng độ nội tiết tố estrogen
  • Sút cân do nội tiết tố giảm đi
  • Thiếu ngủ
  • Mất nước
  • Trầm cảm
  • Mệt mỏi.

Đau đầu thứ phát thường xuất hiện do những tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn:

  • Khối u
  • Sản giật
  • Tiền sản giật
  • Viêm màng não
  • Huyết khối tĩnh mạch
  • Thoái hóa cột sống cổ.

Triệu chứng

Đau đầu nguyên phát

Đau đầu do căng thẳng: Đây là một cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình, bắt đầu từ cổ và tỏa khắp toàn bộ vùng đầu. Cơn đau sẽ kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn và thậm chí lên đến một tuần. 

Đau nửa đầu: Cơn đau nửa đầu dữ dội này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu của mẹ, đi kèm với một số triệu chứng như có thể có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng. Những cơn đau đầu này cũng gây ra các rối loạn thị giác như điểm mù và tê liệt.

Đau đầu thứ phát

Tiền sản giật sau sinh: Tiền sản giật có thể dẫn đến đau đầu dữ dội cùng với đau bụng, buồn nôn, thay đổi thị lực, co giật và giảm tần suất tiểu tiện. Cơn nhức đầu trong trường hợp này sẽ phát triển ở cả hai bên đầu và trở nên tồi tệ hơn khi bạn gắng sức hoạt động.

Máu tụ dưới màng cứng: Máu tụ dưới màng cứng sẽ gây đau đầu dữ dội trong vòng 72 giờ sau ca sinh mổ và đặc biệt dữ dội khi bạn ngồi hoặc đứng thẳng. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, nôn, cứng cổ, thay đổi thị lực và thính giác.

Hãy tìm đến bác sĩ nếu các biện pháp trên không giúp bạn giảm đau hoặc cơn đau vẫn tái phát liên tục đi kèm với những biểu hiện sau:

  • Đau đầu nặng
  • Không ngủ được
  • Đau đầu đạt đến đỉnh điểm
  • Đau đầu sau khi hoạt động thể chất
  • Đau đầu khi bạn thay đổi tư thế sinh hoạt
  • Đau đầu kèm theo sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau cổ, gặp vấn đề trong nhận thức, nhìn không rõ.

Cách khắc phục

Khi gặp phải cơn đau nửa đầu, bạn hãy chườm một chai nước lạnh hoặc túi chườm lạnh lên trán trong vòng 15 phút. Biện pháp này sẽ giúp làm hẹp các mạch máu và giảm áp lực lên các dây thần kinh nhạy cảm, từ đó giảm nhẹ chứng đau đầu.

Bạn hãy đặt một túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm lên trán cũng như khu vực gáy. Hơi nóng sẽ làm thư giãn các cơ đang bị căng và bị thắt chặt ở khu vực đó, dần dần cảm giác nhức mỏi sẽ giảm bớt.

Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ sau sinh cũng là một trong những lý do gây đau đầu sau sinh. Phụ nữ sau sinh cần ngủ 7-9h/ngày, điều này giúp đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày mà còn điều trị chứng đau đầu.

  • Hạn chế ánh sáng, âm thanh

Ánh sáng chói và nhấp nháy từ các thiết bị điện tử gia dụng có thể gây đau đầu. Do đó, khi nghỉ ngơi, bạn nên tắt hết những thiết bị chiếu sáng, kéo rèm cửa nhằm tạo ra không gian yên tĩnh nhất có thể.

  • Sử dụng thức uống chứa caffeine

Caffeine kích thích các mạch máu, tăng cường sự tỉnh táo và nâng cao tâm trạng của bạn, từ đó làm giảm cơn đau đầu.

Việc massage cổ và vùng thái dương trong vài phút sẽ làm giảm đau đầu do căng thẳng. Mẹ có thể tham khảo bấm huyệt bằng cách tìm điểm nằm giữa ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái sau đó ấn vào. Khu vực này được liên kết với phần não nơi đau đầu xuất hiện. Khi được tác động, tình trạng khó chịu sẽ dịu đi phần nào.

Tình trạng mất nước sẽ gây khó chịu và làm suy yếu sự tập trung. Do vậy, mẹ nên bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể bằng việc uống nước, nước trái cây không đường, ăn trái cây tươi và rau quả giàu nước.

Củ gừng chứa dồi dào chất chống oxy hóa cùng các thành phần chống viêm, có thể giúp bạn làm giảm đau đầu.

Sau sinh bị đau đầu phải làm sao

Chườm ấm sẽ làm thư giãn các cơ đang bị căng, dần dần cảm giác nhức mỏi sẽ giảm bớt

Đau ngực

Nguyên nhân

Đau ngực sau sinh có thể là do trong quá trình chuyển dạ, cơ ngực bị căng hoặc ngực bị nhiễm trùng. Tình trạng này cũng có thể là do thuyên tắc phổi (cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch phổi). 

Triệu chứng

Đau ngực một thời gian dài sau sinh.

Cách khắc phục

Nếu ngực của mẹ đang căng sữa, em bé sẽ khó có thể ngậm vú đúng cách để bú mẹ một cách đầy đủ. Lời khuyên bây giờ dành cho mẹ là cần phải bắt đầu với việc xoa bóp vú nhẹ nhàng hoặc sử dụng dụng cụ hút sữa cho đến khi bé đưa được vú mẹ vào miệng.

Mẹ có thể sử dụng các miếng vải flanen ấm, ẩm ướt để đắp lên ngực của bạn trước khi cho bé bú để giúp sữa chảy ra. Sau khi bé bú xong hoặc sau khi xoa bóp ngực bạn có thể sử dụng miếng vải flanen ẩm lạnh, túi chườm gel lạnh, hoặc lá của bắp cải xanh/trắng để đắp lên ngực của bạn. 

Nếu tình trạng đau ngực của bạn không hết trong vòng một vài ngày, bạn hãy gặp bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc người chăm sóc sức khoẻ để loại trừ các nguyên nhân cần được điều trị, chẳng hạn như nấm hoặc viêm vú.

Đau xương chậu

Nguyên nhân

Khi sinh, đứa trẻ đi qua khung chậu người mẹ với tốc độ quá nhanh hoặc ở tư thế không phù hợp, xương cụt của mẹ có thể bị vỡ. Điều này cũng tương tự như khi trẻ được sinh ra có sử dụng forceps. Đau xương chậu sau sinh do vỡ xương cụt có thể kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. 

Đầu thai nhi tì đè xuống khung chậu làm các dây chằng giãn ra, gây cảm giác đau âm ỉ trong suốt thai kỳ. Nếu các dây chằng bị kéo giãn quá nhiều, các xương tách ra xa, tình trạng sưng nề sẽ xuất hiện, thậm chí có thể có chảy máu. Đau nhức xương chậu sau sinh do giãn khớp mu có thể kéo dài trong vòng 3 đến 8 tháng. 

Triệu chứng

Phụ nữ sau sinh sẽ bị đau lưng, đau thắt lưng hoặc đau hông, cảm giác có tiếng va chạm hoặc cọ xát bên trong vùng xương chậu, đau dọc xuống đùi hoặc giữa hai chân… Đối với sản phụ sinh thường, triệu chứng này sẽ kéo dài hơn 3 tháng. Thời gian có thể ngắn hơn đối với sản phụ đẻ mổ.

Cách khắc phục

Chườm nóng hoặc chườm lạnh: một túi chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp người phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn.

Mang nẹp, đai quanh hông giúp kéo hai xương mu lại gần nhau. Phương pháp này giúp giảm đau nhanh chóng.

Dùng gối kê: có thể sử dụng gối lót khi ngồi để giảm áp lực lên vùng xương cụt.

Thay đổi dáng ngồi: tư thế ngồi nghiêng người về phía trước giúp giảm áp lực lên đoạn xương cụt, nhờ vậy giúp giảm cảm giác đau.

Vật lý trị liệu: tìm gặp các chuyên gia phục hồi chức năng để được hướng dẫn các cách thư giãn khung chậu như hít thở sâu, thư giãn các cơ vùng sàn chậu.

Thuốc: nhóm thuốc kháng viêm không chứa corticoid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau và giảm tình trạng viêm. Nếu cảm giác đau của bạn nặng nề hơn, bác sĩ có thể tư vấn lựa chọn thuốc steroid hay gây tê có tác dụng giảm đau kéo dài hơn.

Phẫu thuật: Trong trường hợp tình trạng đau vùng chậu sau sinh kéo dài, không thuyên giảm, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện cắt bỏ xương cụt. Đây được xem như là phương án cuối cùng, không thường được áp dụng.

Đau bụng

Nguyên nhân

Do các cơn co thắt kéo dài của dạ con và việc cho con bú

Đôi khi, cũng có thể là do nhiễm trùng bộ phận sinh dục hoặc viêm ruột thừa. Đau bụng trên rất hiếm gặp và thường là do nhiễm trùng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy trao đổi ngay với bác sĩ.

Đau bụng dưới sau khi sinh do thiếu máu

Nguyên nhân là trong quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ mất một lượng máu khá lớn, từ đó sinh ra đau bụng do lạnh. Cảm giác đau bụng dưới sau sinh do thiếu máu sẽ làm mẹ có cảm giác bụng mềm đi, đau vùng dưới rốn và choáng đầu óc, tim đập dồn dập. Với tình trạng này mẹ có thể tìm đến bác sĩ để hỏi ý kiến về việc sử dụng thuốc bổ và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn.

Đau bụng dưới sau khi sinh do sản dịch ứ đọng

Lượng máu cộng với sản dịch sau sinh sẽ hình thành cục máu đông trong tử cung của mẹ. Các cơ tử cung của mẹ sẽ liên tục co bóp đến khi sản dịch bị ứ đọng thoát ra ngoài, từ đó sinh đau.

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào khi mẹ sinh con hoặc do việc vệ sinh vùng kín của mẹ chưa kỹ càng. Hiện tượng đau bụng dưới sau sinh sẽ còn xảy ra do bàng quang của mẹ bị chèn ép khi mang thai và vẫn chưa lấy lại kích cỡ ban đầu. Từ đó làm mẹ đi tiểu ít, đau rát và buồn tiểu thường xuyên. 

Đau bụng dưới sau sinh do nhiễm trùng vết mổ

Đối với phụ nữ sinh mổ thì tình trạng đau bụng dưới thường xảy ra do vết mổ của mẹ bị đau nhức, bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh phát sinh cơn đau. 

Giãn dây chằng tử cung gây đau bụng dưới sau sinh

Khi mẹ mang thai, cân nặng ngày một lớn của thai nhi sẽ khiến dây chằng, khớp xương và xương chậu của mẹ co giãn tối đa để nâng đỡ em bé và cơ thể. Chính vì thế nên khi mẹ sinh bé xong thì các bộ phận này vẫn chưa lấy lại sự cân bằng ban đầu, điều này gây ra tình trạng đau bụng dưới sau sinh ở phần hông và lưng dưới của mẹ.

Triệu chứng

Khi cảm giác đau bụng dưới khủng khiếp và âm ỉ kéo dài cộng với cơn sốt nhẹ thì khả năng cao là mẹ đang mắc các chứng viêm nhiễm hậu sản. Thường là nhiễm trùng vùng tử cung, ruột thừa, đại tràng, bàng quang…Nhất là khi mẹ bị đau bụng dưới mà kèm theo triệu chứng ra máu âm đạo, có mùi hôi thì đây là biểu hiện viêm tử cung do sót nhau thai rất nguy hiểm. 

Cách khắc phục

Sau sinh bị đau đầu phải làm sao

Massage vùng bụng nhẹ nhàng cùng tinh dầu để giúp cơ tử cung và các mạch máu co giãn

  • Uống nước nhiều và đi tiểu thường xuyên. Vì khi bàng quang đầy sẽ chèn ép lên tử cung, khiến nó không thể co thắt.
  • Sử dụng túi chườm ấm để làm dịu cơ đau của mẹ
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh để tránh tình trạng táo bón sau sinh, nguyên nhân khiến vùng bụng dưới của mẹ đau căng tức do khó tiêu hóa.
  • Kê gối khi nằm ngủ có thể sẽ giúp mẹ có tư thế thoải mái hơn.
  • Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng cùng tinh dầu để giúp cơ tử cung và các mạch máu co giãn. Cách massage khá đơn giản, mẹ sờ trên bụng để kiểm tra xem vị trí nào có khối hơi cứng xuất hiện thì đó chính là dấu hiệu tử cung đang co bóp. Và chỉ cần dùng tay xoa quanh vùng bụng cứng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi thấy mềm và dần hết đau là được.
  • Không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì lượng thành phần hóa học sẽ khiến nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ thông tin cần thiết về những cơn đau sau sinh. Ngoài vấn đề chăm sóc em bé thì việc quan tâm đến chính bản thân luôn là điều mà mẹ bỉm sữa nào cũng nên làm. Đừng xem nhẹ những dấu hiệu kể trên và hãy đến bệnh viện nếu như nhận thấy tình trạng bất thường.

Đăng ký để được tư vấn về Vật lý trị liệu:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/