Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn, nhất là bạn của mình

Mâu thuẫn là điều khó có thể tránh khỏi trong mọi mối quan hệ do mỗi người đều có suy nghĩ và ý kiến của riêng mình. Thế nhưng, không phải bất cứ trường hợp bất đồng quan điểm nào cũng tiêu cực. Khi những vấn đề này được giải quyết thông minh và hiệu quả thì những mâu thuẫn lại là nhân tố giúp mối liên kết giữa bạn và đối phương sẽ thêm phần bền chặt.

Dù mâu thuẫn lớn hay nhỏ, hãy áp dụng những mẹo dưới đây của Prudential để giải toả căng thẳng và tìm lại tiếng nói chung giúp mối quan hệ của bạn càng thêm bền chặt.

Chúng ta tranh cãi đôi lúc do hiểu lầm vì chưa lắng nghe thật thấu đáo. Khi học được cách lắng nghe hiệu quả, bạn sẽ hạn chế được mâu thuẫn nhờ thấu hiểu suy nghĩ đối phương hơn, từ đó có cách để nhẹ nhàng đan xen ý kiến của cá nhân vào cuộc hội thoại mà không gây cảm giác khó chịu. Đây cũng là mấu chốt để hạn chế xung đột.

Khi thực sự lắng nghe, bạn sẽ kiểm soát được sự bình tĩnh, trình bày rõ ràng quan điểm, từ đó mà điều chỉnh thái độ thêm phần hợp lý. Việc giải quyết vấn đề cũng sẽ nhờ thế mà trở nên nhanh chóng, dễ dàng.

Có một câu danh ngôn rằng: “Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ”. Dự án nghiên cứu về sự tha thứ từ trường Đại học Stanford của Tiến sĩ Frenderic Luskin đã cho thấy rằng tha thứ giúp giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực như tổn thương, giận dữ, căng thẳng, đồng thời gia tăng sự lạc quan, hy vọng, cảm thông. Nói cách khác, sự tha thứ như một nền tảng để củng cố một mối quan hệ đang trên bờ vực sụp đổ.

Ngoài ra, khi mối quan hệ quan trọng của bạn xuất hiện những xung đột không thể giải quyết triệt để thì việc bao dung và nhượng bộ là một giải pháp cứu vãn dành cho bạn. Sẽ không có ai là người thắng cuộc trong các cuộc xung đột. Khi bạn còn muốn duy trì một mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống thì điều quan trọng là hạn chế gây ra những tổn thương không đáng có. Thay vì đề cao cái tôi bản thân và mong muốn giành phần thắng, hãy xem việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp là cái đích cuối cùng bạn cần đạt đến và bao dung nhượng bộ lùi một bước để bảo vệ mối quan hệ.

Để làm được điều đó, bạn hãy cố gắng tìm giải pháp trung lập cho vấn đề cả hai phải đối mặt, hoặc thay phiên áp dụng giải pháp của nhau để xem đâu là điều đúng đắn. Chẳng hạn như lúc vợ chồng tranh cãi là nên tập trung cho con học năng khiếu hay các kiến thức phổ thông, thì để chấm dứt sự bất đồng, hãy cho con trải nghiệm cả hai và bé sẽ chọn điều mà bé thích.

Hãy luôn nhìn nhận mọi vấn đề bằng suy nghĩ tích cực. Khi có thái độ tích cực, bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề một cách sáng suốt và hiệu quả hơn. Bạn cần xem sự mâu thuẫn như cơ hội để nhìn lại bản thân và là bước đi mới của mối quan hệ thay vì là dấu hiệu của sự chấm dứt. Những suy nghĩ tiêu cực về từng biểu hiện của đối phương, kèm việc đáp lại bằng những lời nói hằn học hay hành động hung hăng có thể khiến “chuyện bé xé ra to”.

Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn, nhất là bạn của mình

Khi đang tranh cãi, bạn nên tập cho mình suy nghĩ tích cực về bản chất vấn đề, đừng bắt bẻ vào thái độ của đối phương vì họ cũng đang mất bình tĩnh như bạn. Khi bạn càng suy nghĩ xét nét, tiêu cực vào từng hành động nhỏ, việc tranh cãi chỉ càng tồi tệ hơn mà thôi! Hãy nghĩ đến những khoảnh khắc cả hai vui vẻ, những điều tốt đẹp họ từng làm với bạn để có thể cảm thấy lòng dịu lại và giải quyết vấn đề theo hướng “chuyện to hoá bé”, “chuyện bé hoá không”.

Khi xảy ra mâu thuẫn, đừng tỏ ra lạnh lùng trước mặt đối phương. Hãy bày tỏ cho họ biết rằng: dù rằng hai người đang gặp vấn đề, bạn vẫn quý họ và luôn quan tâm đến họ. Đồng thời, bạn nên chia sẻ bằng những hành động nhỏ để họ thấy rằng bạn vẫn không ngừng yêu thương và quan tâm đến họ.

Ví dụ như khi bạn có tranh cãi trong công việc với một đồng nghiệp đã cùng nhau đồng cam cộng khổ nhiều năm trời, một hành động yêu thương như ly nước cam cùng lời xin lỗi đặt trên bàn làm việc cũng đủ để mọi thứ giảm bớt căng thẳng. Để rồi sau đó, cả hai có thể cùng ngồi xuống chuyện trò, giải quyết mâu thuẫn với thái độ tích cực hơn.

Mâu thuẫn là điều không ai mong muốn trong bất kỳ mối quan hệ nào. Hãy thử áp dụng 4 mẹo cứu cánh Prudential đề cập để khéo léo giải quyết vấn đề và ngăn mọi thứ quá tầm kiểm soát – nhằm giữ lại bên mình những mối quan hệ mà bạn trân quý. Chúc bạn thành công!

Nếu như ở bài trước, Prudential đã cùng bạn tìm hiểu những cách để dạy trẻ biết cảm thông thì bài viết này sẽ mang đến cho bạn các bí quyết biến sự đồng cảm của con thành hành động quan tâm người khác nhé!

Theo Tiến sĩ tâm lý Anne Wien (Đại học York, Toronto), “sự quan tâm” chính là điều quan trọng để trẻ gìn giữ các mối quan hệ sau này. Bà cũng đưa ra những lời khuyên để phụ huynh dạy con kỹ năng quan tâm người khác từ thuở ấu thơ.

Chàng trai 2 tuổi nhà bạn chưa thể hiểu rõ và định nghĩa được các loại cảm xúc. Hãy giúp con bằng cách kể cho con nghe những câu chuyện, hình ảnh và đặt câu hỏi để con tự cảm nhận và gọi tên cảm xúc đó. Ví dụ như khi thấy con giành đồ chơi với bạn, cười nhạo khi bạn trượt chân… bạn hãy đặt câu hỏi cho con: “Con sẽ cảm thấy sao nếu bị người khác giành đồ chơi? – tức giận đúng không?”, “nếu con bị vấp té mà bạn lại cười con thì lúc đó có phải con xấu hổ không?”. Đặt câu hỏi khác nhau tùy theo tình huống sẽ giúp trẻ có khả năng nhận diện cảm xúc đa dạng hơn.

Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn, nhất là bạn của mình

Còn một cách khác giúp trẻ nhận diện cảm xúc đó là thông qua những bức ảnh. Bạn có thể chụp lại những khoảnh khắc của bé, như hốt hoảng, khó chịu hay vui vẻ rồi cùng con sắp xếp vào album. Khi gắn ảnh vào album, bố mẹ có thể kể lại câu chuyện qua mỗi bức hình: chuyện gì đã xảy ra lúc đó, con hành động thế nào, mọi người phản ứng ra sao, cảm xúc đó là gì,… giúp bé nhìn lại hành động của mình, vừa có thêm từ ngữ diễn tả cảm xúc, từ đó lắng nghe cảm xúc của người khác dễ dàng hơn.

Tiến sĩ tâm lý Deborah Best (Đại học Wake Forest, ở Winston-Salem, Bắc Carolina) khuyên bố mẹ rằng cách tốt nhất để trẻ học được cách quan tâm người khác là cho trẻ thấy cách bố mẹ làm điều đó thế nào. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn cần chú ý cách cư xử của mình, con bạn đang quan sát và học theo cách bạn hỏi về một ngày của vợ/chồng, giúp đỡ người lớn tuổi qua đường, biết nói “cảm ơn” với người phục vụ, hỏi thăm người thân bạn bè.

Khi bạn thể hiện sự quan tâm, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước trong những tình huống tương tự. Tiếp đó, bạn hãy bảo trẻ thực hiện các hành động quan tâm, như đỡ bạn bị té trong sân chơi, cầm phụ đồ giúp mẹ khi đi siêu thị.

Trẻ cần được hướng dẫn rằng mỗi người đều có suy nghĩ và cảm xúc khác nhau nên cách quan tâm với người này cũng không giống người kia.

Bạn hoàn toàn có thể chỉ cho con mình từ những cách đơn giản hằng ngày: “bố thích ăn cải nên lần sau mình sẽ dành phần cải cho bố nhiều hơn nhé”, “bà thích đi dạo lắm đấy, cuối tuần này nhà mình sẽ cùng bà đi dạo nha”, hoặc “mẹ biết con thích ăn thịt gà nên mẹ chia thêm cho con một phần đây”.

Khi trẻ lớn hơn chút, trẻ có thể thực hiện những hành động quan tâm rõ ràng hơn, như mang thêm ớt vào giờ ăn cho bố, mở vòi nước để ông tưới cây… Lúc đã dần quen với việc quan tâm cho từng người đều khác nhau, bạn có thể gợi ý trẻ đến dỗ dành một bé đang khóc trong sân chơi, chia sẻ bánh ngon với bạn hàng xóm… Thực hiện hành động chia sẻ yêu thương thường xuyên lâu ngày sẽ trở thành thói quen. Rồi sẽ có ngày bạn cảm thấy tự hào vì con mình biết để ý và quan tâm người khác.

Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn, nhất là bạn của mình

Hãy đón xem bài tiếp theo với nội dung giúp trẻ giữ bình tĩnh , kỹ năng quan trọng để con trở thành người tử tế khi lớn lên. 

Theo đó, trong phần lớn cuộc đời mình, tôi luôn băn khoăn hai câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta mất kết nối với lòng thấu cảm bên trong mình, liệu có phải điều đó khiến chúng ta trở nên bạo lực và thiếu vắng tình người một cách vô thức? Và ngược lại, điều gì giúp cho một số người vẫn có thể kết nối với lòng nhân ái trong sâu thẳm bên trong mình dù ở giữa những hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt?

Trong khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, tôi đã bị ấn tượng bởi vai trò quan trọng của ngôn ngữ. Mặc dù chúng ta có thể không ý thức cách chúng ta nói chuyện là "bạo lực", bởi dường như chúng ta thừa hưởng và làm điều đó một cách hoàn toàn tự nhiên, nhưng rất nhiều khi những lời nói "vô tình" và tự động đó đã dẫn đến tổn thương và đau đớn cho chính mình hoặc cho người khác.

Ngay từ giờ phút đó, tôi đã tìm ra phương thức giao tiếp, được gọi là Giao tiếp phi bạo lực (Non-violent Communication) hay giao tiếp thấu cảm - mục đích khơi gợi từ bên trong chúng ta khả năng cho đi một cách chân thành, vô vị lợi, kết nối trái tim với trái tim, và cho phép lòng trắc ẩn được tự nhiên nảy nở.

Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn, nhất là bạn của mình

Giao tiếp thấu cảm giúp điều chỉnh cách chúng ta chia sẻ cũng như lắng nghe để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Kết nối lại với trạng thái tự nhiên của cơ thể

Giao tiếp thấu cảm giúp điều chỉnh cách chúng ta chia sẻ cũng như lắng nghe để mang lại hiệu quả tốt hơn. Thay vì thói quen phản ứng tự động, chúng ta có thể học cách giao tiếp bắt nguồn từ việc lắng nghe trái tim, cơ thể và nhu cầu bên trong mình. 

Trong nguyên lý giao tiếp thấu cảm, chúng tôi chia sẻ với sự trung thực và rõ ràng từ bên trong, cũng như tôn trọng và đồng cảm với người đối diện. Trong mọi cuộc nói chuyện, chúng ta đều muốn lắng nghe những nhu cầu sâu sắc hơn của chính mình và của những người khác. Giao tiếp thấu cảm rèn luyện cách quan sát chính mình, và nhận biết những điều gì đang có mặt trong ta. Nghe thì đơn giản, nhưng có năng lực chuyển biến rất lớn.  

Định hướng sự chú ý của bản thân

Nền văn hóa phương Tây khiến tôi đưa sự chú ý vào những nơi mà mình không chắc có thể giúp bản thân đạt được điều luôn mong muốn hay không. Nhờ phát triển khả năng giao tiếp thấu cảm, tôi đã luyện tập, hướng sự chú ý hướng của mình tới những nơi có tiềm năng và mang lại giá trị tốt lành mà bấy lâu mình tìm kiếm.

Việc sử dụng giao tiếp thấu cảm không yêu cầu những người mà chúng ta đang nói chuyện phải biết về giao tiếp thấu cảm, hoặc thậm chí là phải cư xử hòa nhã. Nếu chúng ta luôn có ý định cho và nhận một cách từ bi trong bất cứ hoàn cảnh nào, những người giao tiếp cùng ta dần dần sẽ hòa mình vào quá trình này và đối đáp một cách hòa ái với nhau

Tôi không nói rằng điều này luôn xảy ra ngay. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định rằng lòng trắc ẩn chắc chắn sẽ nở rộ khi chúng ta tin tưởng và làm theo những nguyên tắc dưới đây của giao tiếp thấu cảm.

Giao tiếp thấu cảm bao gồm những yếu tố gì?

Ngôn từ và lối giao tiếp phi bạo lực được tượng trưng bằng con hươu cao cổ, biểu tượng cho khả năng thấu cảm (empathy) và đặt nền móng trên sự tỉnh thức, chánh niệm (mindfulness)

Giao tiếp thấu cảm gồm bốn thành tố:

1- Quan sát (Observation) : Nhìn nhận tình huống và lắng nghe một cách đơn thuần mà không phán xét, diễn dịch, phân tích, so sánh.

2- Cảm nhận  (Feelings): Kết nối với những cảm giác, cảm xúc của chính mình (gọi là self-empathy, hay tự thấu cảm) trong hiện tại, và diễn đạt những cảm nhận ấy một cách chân thật, với chủ ý xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ. Cần phân biệt cảm nhận (feelings) với ý nghĩ (thoughts), vì ý nghĩ thường mang tính tiêu cực như phán xét, đổ lỗi hay so sánh…

3- Nhu cầu  (Needs): Bày tỏ một cách chân thật nhu cầu hay điều mà mình đang cần hay đang mong mỏi ngay lúc ấy, chẳng hạn như: "Mình cần được cảm thấy an toàn / được tôn trọng / được thông cảm…" hay "Mình đang có nhu cầu về sự thành thật/ sự gần gũi…"

4- Yêu cầu/ Đề nghị (Request ): Đưa ra một yêu cầu hay đề nghị cụ thể và khả thi để giúp chăm sóc một nhu cầu nào đó mà mình đang có. Ngôn từ và cách biểu đạt yêu cầu hay đề nghị có thể thẳng thắn, nhưng không nên mang tính cách bó buộc, đòi hỏi, hăm dọa, hay bảo thủ. 

Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn, nhất là bạn của mình

Một số người sử dụng giao tiếp thấu cảm để kết nối sâu hơn và quan tâm hơn trong những mối quan hệ thân thiết.

Áp dụng giao tiếp thấu cảm vào cuộc sống

Khi chúng ta sử dụng giao tiếp thấu cảm trong cuộc sống của mình - với bản thân, với người khác hoặc trong một vòng tròn quan hệ - chúng ta dần xây dựng nền tảng vững chãi trong trạng thái từ ái tự nhiên của mình. Do đó, đây là một cách tiếp cận có thể được áp dụng hiệu quả ở mọi cấp độ giao tiếp và trong các tình huống đa dạng.

Một số người sử dụng giao tiếp thấu cảm để kết nối sâu hơn và quan tâm hơn trong những mối quan hệ thân thiết. Những người khác sử dụng để xây dựng mối quan hệ lành mạnh, hiệu quả hơn trong công việc. Trên toàn thế giới, giao tiếp thấu cảm hiện đóng vai trò là một nguồn lực quý giá cho các cộng đồng đang đối mặt với các cuộc xung đột bạo lực và căng thẳng về sắc tộc, tôn giáo hoặc chính trị nghiêm trọng.

Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn, nhất là bạn của mình
Thấu hiểu người bệnh

Xem video được quan tâm:

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà