Ý nghĩa bánh chưng, bánh tét ngày Tết

Những chiếc bánh chưng dân dã luôn là hương vị ẩm thực đặc trưng của người Việt mỗi dịp năm mới. Món ăn này ẩn chứa nhiều ý nghĩa văn hóa, tinh thần độc đáo và thú vị.

Bên cạnh bánh dày, bánh chưng là hương vị không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ở Việt Nam. Mỗi dịp xuân về, hầu hết gia đình đều quây quần gói bánh chưng và cố gắng kịp hoàn tất món ẩm thực độc đáo này trước 30 Tết. Khoảng thời gian cả nhà chờ bánh chín bên bếp lửa hồng cũng là những phút giây linh thiêng, ấm áp để gợi nhắc nhiều câu chuyện đẹp trong năm.

Trong tâm thức của người Việt, bánh chưng có vị thế nguồn cội văn hóa đặc biệt. Chiếc bánh được gói bằng lá dong với hình vuông nhỏ nhắn không đơn thuần là một món ăn mà còn trở thành nét đẹp văn hóa của những người con đất Việt. Hương vị giản dị này gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.

Hương vị của đất trời

Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại. Theo cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, mục Truyện bánh chưng chép rằng vua Hùng thứ 6 sau khi phá xong giặc Ân, mới hội họp các vị quan Lang, công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Các vị quan Lang thi nhau lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý làm lễ vật. Duy chỉ có Lang Liêu, vị công tử thứ 18, nghèo khó nhất trong các vị quan Lang, không tìm được sản vật quý hiếm. Chàng nằm mơ thấy thần nhân mách bảo nên đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra bánh chưng, bánh dày làm lễ vật.

Chiếc bánh dày có hình tròn tượng trưng cho trời và bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân bên trong ruột tượng trưng cho công ơn sinh thành, tình cha mẹ luôn yêu thương và đùm bọc con cái. 2 món bánh dâng lên hợp ý vua Hùng, Lang Liêu được truyền ngôi. Từ đó, bánh chưng, bánh dày trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên và các dịp lễ Tết. Món ăn cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đồng thời, hương vị bánh cũng thay lời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Chiếc bánh gói trọn yêu thương

Bánh chưng vốn mang trong mình ý nghĩa thiêng liêng, cao quý. Do đó, món ăn này cũng đòi hỏi ở người làm sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Bánh muốn ngon thì người chế biến phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo. Gạo nếp phải lựa loại hạt dài, chắc mẩy, to đều và thơm mới. Đậu xanh cần được tách vỏ, màu vàng óng. Thịt heo phải có cả nạc và mỡ để khi bánh chín, phần mỡ sẽ quyện với phần nạc mềm tạo độ béo, dẻo và thơm ngon. Lá dong lựa chọn phải có màu xanh mướt, bản to và đều nhau. Ở một số địa phương, lá gói bánh cũng có thể thay thế bằng lá chuối.

Gói bánh chưng tuy không quá khó, song người làm phải thực sự đặt tình yêu của mình vào mỗi chiếc bánh mới có thể tạo hình vuông vắn, đẹp mắt. Bánh cần được buộc bằng lạt hoặc dây kỹ lưỡng để nước không ngấm vào trong. Tuy nhiên, những người làm bánh chưng lành nghề cho biết bạn không nên nén quá chặt vì khi nấu, nếp trong bánh sẽ còn nở ra thêm. Họ cũng bật mí rằng sau khi gói xong, bánh phải luộc ngay thì mới có màu xanh nguyên.

Thời gian nấu bánh chưng có thể hơn 10 tiếng đồng hồ. Trong những phút giây ấm áp trông chờ nồi bánh, cả nhà sum họp và sẻ chia cho nhau muôn kỷ niệm diễn ra suốt một năm bận rộn. Cũng từ đây, chiếc bánh chưng không chỉ gói ghém các nguyên liệu truyền thống để tạo nên hương vị dân tộc mà còn kèm theo dư vị yêu thương, tình cảm thuận hòa của mỗi thành viên trong gia đình.

Dấu ấn ẩm thực ngày Tết của dân tộc

Tết chẳng thể là Tết nếu thiếu bánh chưng xanh. Các Vua Hùng từng ví hạt gạo, nguyên liệu chính tạo nên món bánh truyền thống này, như hạt ngọc của trời đất ban cho con người. Hạt gạo tinh khiết và an lành hơn bất kỳ sơn hào hải vị nào. Bánh chưng có thể được ăn kèm củ kiệu, dưa muối hoặc chấm nước mắm để làm tăng sự đậm đà. Thức bánh độc đáo này cũng nhờ vậy mà tồn tại một cách kỳ diệu suốt từ thời Hùng Vương đến nay. Món ăn trở thành dấu ấn ẩm thực của dân tộc, tạo nên phong vị ngày Tết quê nhà.

Hàng năm, các hội thi nấu bánh chưng thường được tổ chức, mang không khí Tết đến gần hơn với mỗi người, nhất là lớp trẻ. Ngoài ra, hình ảnh gói bánh chưng dịp năm mới cũng tạo sức hút với khách nước ngoài. Vào dịp Tết 2019, nhiều du khách quốc tế đã hội tụ tại Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) để tham dự lễ hội bánh chưng với loạt trải nghiệm thú vị. Hầu hết họ đều hào hứng khi có cơ hội tận tay làm chiếc bánh truyền thống trong dịp đón Tết Âm lịch tại Việt Nam.

Ngày nay, bánh chưng đã được bày bán sẵn ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống sum họp gói bánh vào những ngày giáp Tết. Những chiếc bánh chưng tự gói vì thế mà thơm ngon, đậm đà và ý nghĩa hơn. Tục gói bánh chưng ngày Tết cũng trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế.

Học cách bài trí bữa ăn ngày Tết của người Nhật Osechi là một bữa ăn ngày Tết ở Nhật Bản gồm nhiều món ăn nhỏ, được bày biện đẹp mắt. Mỗi món ăn đều mang ý nghĩa riêng như sự trường thọ, may mắn, sung túc.

Bánh chưng bánh tét khác nhau như thế nào? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng bánh tét

Nguồn gốc, ý nghũa của bánh chưng

Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vui muốn tìm kiếm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác dâng lên những lễ vật quý báu, sơn hào hải vị thì duy chỉ có chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu được thần nhân mách bảo, mang đến hai món bánh ngon được làm từ hạt gạo thân thuộc đó là bánh chưng. Vậy bánh chưng có ý nghĩa như thế nào trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?

  • Bánh chưng tượng trưng cho đất: Có hình dáng vuông vức, đẹp mắt và phần nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh. Bên ngoài của bánh chưng là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.
  • Bánh trưng thể hiện sự yêu thương: Chẳng phải tự nhiên mà bánh chưng được chọn là món quan trọng đặc biệt của ngày Tết. Chiếc bánh được gói vuông vắn, tỉ mỉ, những hạt nếp được lựa chọn cẩn thận, phải đều nhau tăm tắp và chẳng sức mẻ. Phần nhân đậu xanh vàng óng đã được tách vỏ kết hợp với thịt lợn có chút nạc chút mỡ. Chính nhờ đôi bàn tay khéo léo và tình yêu thương vô bờ bến được gói trọn trong những chiếc bánh chưng càng khiến cho món bánh trở nên đặc biệt và đáng quý hơn bao giờ hết.
  • Bánh chưng thể hiện cho vũ trụ, nhân sinh: Theo tín ngưỡng phồn thực của dân tộc Việt Nam, bánh chưng tượng trưng cho phần Dương, còn bánh giầy sẽ tượng trưng cho phần Âm. Còn trên mâm cúng ngày lễ, bánh chưng dành cho cha Rồng, bánh giầy dành cho mẹ Tiên. Khi kết hợp 2 loại bánh này trong ngày Tết sẽ thể hiện mong muốn sự sinh sôi nảy nở ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Bánh chưng thể hiện sự no đủ, thịnh vượng: Một chiếc bánh chưng gồm có các nguyên liệu như thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp và lá dong. Những nguyên liệu này tượng trưng cho sự sung túc, ấm no.

Nguồn gốc, ý nghĩa của bánh tét

Vào mùa xuân năm 1789, thời vua Quang Trung đánh giặc Thanh, khi cho quân nghỉ ngơi, nhà vua được một người lính mời và đã được nếm thử một chiếc bánh kỳ lạ. Khi thưởng thức, nhà vua đã thấy được tình yêu thương với người vợ, với quê nhà và chiếc bánh của người lính. Từ đó, vua đã ra lệnh cho mọi người gói bánh này để ăn vào dịp Tết và đặt tên cho món bánh là bánh Tết. Trải qua thời gian, tên gọi của bánh được đọc lái thành bánh tét như ngày nay. Vậy ý nghĩa của bánh tét là như thế nào?

  • Bánh tét thể hiện cho truyền thống dân tộc: Trong những ngày đất nước còn loạn lạc, những chiếc bánh tuy còn đơn giản nhưng lại giúp làm no bụng và ấm lòng người lính nơi tiền tuyến. Nhờ chiếc bánh tét mà tình cảm vợ chồng dành cho nhau ngày càng khăng khít, tình yêu quê hương càng nồng đượm hơn. Hơn nữa, vua Quang Trung không chỉ đánh giặc giỏi mà người còn biết nghĩ đến truyền thống dân tộc khi ra lệnh cho nấu những chiếc bánh Tết mỗi dịp Tết đến xuân về để nhắc nhở con cháu đời sau phải biết quý trọng hơn về cội nguồn của mình.
  • Ngoài ra, giống với bánh chưng, bánh tét có có ý nghĩa là thể hiện sự bao bọc, yêu thương và sự ấm no hạnh phúc mỗi khi mọi người thưởng thức.

Sự khác nhau giữa bánh chưng và bánh tét

Bánh chưng và bánh tét có điểm tương đồng đó là về phần nhân bao gồm: Gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ. Còn sự khác nhau giữa bánh chưng và bánh tét đó là:

  • Bánh chưng: Có hình vuông đều các cạnh, mỗi cạnh thường trên 20cm, có độ dày khoảng 5 - 6cm. Bên ngoài bánh được gói bằng 2 - 3 lớp lá dong xanh mướt, được rửa sạch và buộc bằng 4 - 6 chiếc lạt dang.
  • Bánh tét: Có hình dáng trụ tròn cao khoảng 20 - 25cm, được gói bằng lá chuối còn tươi, nguyên vẹn và xanh mướt. Xung quanh bánh được quấn chặt bằng gân lá, nối với nhau bằng gân lá chuối để thành một cặp. Ngoài ra, bánh tét còn được gọi là bánh đòn.

Hình ảnh bánh chưng bánh tét

Hình ảnh bánh chưng, bánh tét

Hình ảnh bánh chưng

Hình ảnh bánh tét

Hình bánh chưng chưng ngày Tết

Hình ảnh bánh tét ngày Tết

Trên đây là một số thông tin về bánh chưng bánh tét mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: bánh chưng bánh tét, món ăn ngày tết, tết, tết nguyên đán