Bài 8.1, 8.2, 8.3, 8.4 phần bài tập bổ sung trang 50 sbt toán 7 tập 2

Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A. \] Gọi \[P, Q, R\] lần lượt là trung điểm của ba cạnh \[AB, AC, BC.\] Gọi \[O\] là giao điểm của ba đường phân giác. Khi đó, tâm đường trong ngoại tiếp tam giác \[ABC\] là điểm:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 8.1
  • Bài 8.2
  • Bài 8.3
  • Bài 8.4

Bài 8.1

Cho tam giác cân [không đều]\[ABC\]có\[AB = AC.\]Hai đường trung trực của hai cạnh\[AB, AC\]cắt nhau tại\[O.\]Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng?

\[\left[ A \right]OA > OB\]

\[\left[ B \right]\widehat {AOB} > \widehat {AOC}\]

\[\left[ C \right]AO \bot BC\]

[D]\[O\]cách đều ba cạnh của tam giác\[ABC\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+]Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

+] Điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đường thẳng đó.

+]Trong một tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường phân giác ứng với cạnh này.

Lời giải chi tiết:

Vì\[O\]thuộc đường trung trực của cạnh\[AB\]nên \[OA = OB.\]

Vì ba đường trung trực của một tam giác đồng quy nên\[OA\]là đường trung trực của\[BC,\]do đó \[AO \bot BC\].

Vì tam giác\[ABC\]cân tại\[A\] nên đường trung trực\[AO\]đồng thời là đường phân giác của góc\[A,\]

Xét\[AOB\] và \[ AOC,\] có:

+] \[AB=AC\] [gt]

+]\[\widehat {BAO} = \widehat {CAO}\,\,\] [do\[AO\] là đường phân giác của góc\[A]\]

+] Cạnh \[OA\] chung

Do đó\[AOB = AOC [c-g-c],\]suy ra \[\widehat {AOB} = \widehat {AOC}.\]

Từ đó tam giác\[ABC\]cân tại\[A\]nhưng không là tam giác đều nên\[O\]không là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác\[ABC.\]Vậy\[O\]không cách đều ba cạnh của tam giác\[ABC.\]

Vậy chỉ có đáp án C đúng.

Chọn \[\left[ C \right]AO \bot BC\].

Bài 8.2

Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A. \] Gọi \[P, Q, R\] lần lượt là trung điểm của ba cạnh \[AB, AC, BC.\] Gọi \[O\] là giao điểm của ba đường phân giác. Khi đó, tâm đường trong ngoại tiếp tam giác \[ABC\] là điểm:

[A] \[O\] [B] \[P;\]

[C] \[Q; \] [D] \[R.\]

Hãy chọn phương án đúng.

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+] Điểm cách đều ba đỉnh của tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

+] Sử dụng kết quả bài 66 trang 49 SBT toán 7 tập 2: "Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền"

Lời giải chi tiết:

Vì tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\] có \[R\] là trung điểm cạnh huyền \[BC\] nên\[RA = RB = RC = \dfrac{{BC}}{2}\] [theo kết quả bài 66 trang 49 SBT toán 7 tập 2]

Hay \[R\] cách đều ba đỉnh của tam giác \[ABC\] nên \[R\] là tâm đường trong ngoại tiếp tam giác\[ABC.\]

Chọn [D]

Sử dụng kết quả bài 66 trang 49 SBT toán 7 tập 2

Bài 8.3

Cho tam giác \[ABC\] có \[Â = 100°.\] Các đường trung trực của \[AB\] và \[AC\] lần lượt cắt \[BC\] ở \[E\] và \[F.\] Tính \[\widehat {{\rm{EAF}}}.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+] Tính chất tam giác cân

+] Điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đường thẳng đó.

+]Tổng ba góc trong tam giác bằng \[180^0\]

Lời giải chi tiết:

Vì \[E\] thuộc đường trung trực của đoạn thẳng \[AB\] nên \[EA = EB,\] hay tam giác \[EAB\] cân tại đỉnh \[E. \] Suy ra \[\widehat B = \widehat {{A_1}}\]

Vì \[F\] thuộc đường trung trực của đoạn thẳng \[AC\] nên \[FA = FC,\] hay tam giác \[FAC\] cân tại đỉnh \[F. \] Suy ra \[\widehat C = \widehat {{A_2}}\]. Ta có:

\[\widehat {{\rm{EAF}}} = \widehat A - \left[ {\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}}} \right] \]\[= \widehat A - \left[ {\widehat B + \widehat C} \right]\]

Mặt khác, xét tam giác \[ABC\] ta có:\[\widehat B + \widehat C+\widehat A = 180^\circ \] [tổng ba góc trong tam giác]

Suy ra: \[\widehat B + \widehat C = 180^\circ - \widehat A \]\[= 180^\circ - 100^\circ = 80^\circ \]

Do đó \[\widehat {{\rm{EAF}}} = 100^\circ - 80^\circ = 20^\circ \]

Bài 8.4

Cho tam giác \[ABC\] có góc \[A\] là góc tù. Các đường trung trực của \[AB; AC\] cắt nhau tại \[O\] và lần lượt cắt \[BC\] tại \[M, N.\] Chứng minh rằng \[AO\] là tia phân giác của góc \[MAN.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+] Điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đường thẳng đó.

+]Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Lời giải chi tiết:

Vì \[M\] thuộc đường trung trực của đoạn thẳng \[AB\] nên \[MA = MB,\] hay tam giác \[MAB\] cân tại đỉnh \[M. \] Suy ra \[\widehat {B_1} = \widehat {{A_1}}\] [1]

Vì \[N\] thuộc đường trung trực của đoạn thẳng \[AC\] nên \[NA = NC,\] hay tam giác \[NAC\] cân tại đỉnh \[N. \] Suy ra \[\widehat {C_1} = \widehat {{A_2}}\] [2]

Ta có \[O\] là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác \[ABC\] nên \[OA = OB = OC,\] hay các tam giác \[OAB, OAC, OBC\] cân tại \[O.\]

Suy ra, theo tính chất tam giác cân thì\[\widehat {OAB} = \widehat {OBA}\] [*], \[\widehat {OAC} = \widehat {OC{\rm{A}}}\] [**], \[\widehat {OBC} = \widehat {OCB}\] [4]

Từ [1] và [*] ta có: \[\widehat {MAO} = \widehat {OAB} - \widehat {{A_1}} = \widehat {OBA} - \widehat {{B_1}} = \widehat {OBM}\]

Hay \[\widehat {MAO} = \widehat {OBM}\] [5]

Từ [2] và [**] ta có:\[\widehat {OCN} = \widehat {OCA} - \widehat {{C_1}} \]\[= \widehat {OAC} - \widehat {{A_2}} = \widehat {OAN}\]

Hay \[\widehat {OCN} = \widehat {OAN}\] [6]

Từ [4], [5] và [6] ta có: \[\widehat {OAM} = \widehat {OBC} = \widehat {OCB} = \widehat {OAN}.\]

Hay \[\widehat {OAM}= \widehat {OAN}\]

Vậy \[OA\] là tia phân giác góc \[MAN.\]

Video liên quan

Chủ Đề